Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: địa luận tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: địa luận tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


địa luận tông:

(地論宗) Cũng gọi Địa luận gia, Địa luận học phái. Một tông phái của Phật giáo Đại thừa, y cứ vào Thập địa kinh luận mà chủ trương thuyết Như lai tạng duyên khởi. Là một trong 13 tông ở Trung quốc. Người hoằng dương tư tưởng của tông này gọi là Địa luận sư, Địa nhân. Vào niên hiệu Vĩnh bình năm đầu (508) đời Bắc Ngụy, các ngài Bồ đề lưu chi, Lặc na ma đề, Phật đà phiến đa và hơn 10 nhà nghĩa học vâng mệnh vua Tuyên vũ, dịch Thập địa kinh luận ở Lạc dương, từ đó tông Địa luận được hình thành. Về sau, vì kiến giải bất đồng nên tông này chia làm 2 phái: Tương châu nam đạo của sư Tuệ quang theo thuyết của ngài Lặc na ma đề và Tương châu bắc đạo của sư Đạo sủng nối pháp của ngài Bồ đề lưu chi. I. Phái Tương châu nam đạo của ngài Tuệ quang cho rằng: Thức A lại da thứ 8 chính là tâm Như lai tạng nói trong kinh Lăng già và cũng là Phật tính nói trong kinh Niết bàn, nên gọi là Chân thường tịnh thức. Phái này chủ trương Phật tính vốn sẵn có và các pháp đều do chân như duyên khởi sinh ra, đồng thời, cũng cho bảy thức đều là vọng thức hữu vi và đặc biệt gọi thức A đà na là Vô minh thức. Sư Tuệ quang mới đầu xuất gia theo ngài Phật đà phiến đa, có tham dự việc phiên dịch Thập địa kinh luận. Sư trụ trì chùa Đại giác ở Nghiệp đô, giáo hóa rất rộng. Sau, sư soạn sớ để nói rõ ý chỉ sâu kín của bộ Thập địa kinh luận và chú giải các kinh: Hoa nghiêm, Niết bàn, Duy ma, Địa trì, Thắng man, Di giáo v.v... đồng thời, soạn Tứ phần luật sớ. Đệ tử của ngài Tuệ quang có các vị Pháp thượng, Tăng phạm, Đạo bằng, Huệ thuận, Linh tuân, Tăng đạt, Đạo thận, An lẫm, Đàm diễn, Đàm ẩn, Đạo vân, Đàm tuân v.v... trong đó, Tăng đạt rất được Lương Vũ đế tôn kính. Tăng đạt từng giảng kinh Hoa nghiêm, Thập địa ở các chùa Hồng cốc, Định quan; sư An lẫm thì ở chùa Kì xà núi Chung sơn, tuyên giảng kinh Đại tập. Riêng sư Pháp thượng thì trí tuệ vượt trội, 15 tuổi đã bắt đầu giảng kinh Pháp hoa, từng làm Tăng thống thời Đông Ngụy và Bắc Tề. Đệ tử của sư Pháp thượng có các vị Pháp tồn, Dung trí, Tuệ viễn... Sư Dung trí giảng kinh Niết bàn và Địa luận; sư Tuệ viễn ở chùa Tịnh ảnh tại Trường an, chú thích các kinh Địa luận. Địa trì, Hoa nghiêm, Niết bàn, Duy ma, Thắng man v.v... đồng thời, soạn Đại thừa nghĩa chương, Thập địa nghĩa kí v.v... để phát huy những điều học được ở thầy. Đệ tử của sư Tuệ viễn gồm có: Linh xán, Huệ thiên, Thiện trụ, Trí huy, Biện tướng v.v... Trong đó, sư Linh xán kế vị thầy trụ trì chùa Tịnh ảnh, chuyên giảng Thập địa và Niết bàn. Ngoài ra, đệ tử của sư Đạo bằng là Linh dụ ở chùa Đại từ và chùa Diễn không, tinh thông Hoa nghiêm, Địa luận, soạn Thập địa luận sớ. Đệ tử sư Đàm tuân là Đàm thiên chuyên nghiên cứu các kinh Hoa nghiêm, Thập địa, Lăng già, sau vì Chu vũ đế hủy diệt Phật giáo nên lánh nạn xuống phương nam, gặp được luận Nhiếp đại thừa, bèn lấy luận này làm tông chỉ và trở thành Thủy tổ của tông Nhiếp luận. Trên đây là trình bày sơ lược về sự truyền thừa của phái Nam đạo. Còn về giáo nghĩa của phái Nam đạo thì có các thuyết sau đây: 1. Theo Hoa nghiêm huyền đàm quyển 4 của ngài Trừng quán thì ngài Tuệ quang chia giáo pháp đức Phật nói trong một đời ra làm3giáo: Tiệm giáo, Đốn giáo và Viên giáo. 2. Cứ theo Pháp hoa huyền nghĩa quyển 10 phần trên, thì ngài Tuệ quang chia làm 4 tông: a) Tông Nhân duyên: Chỉ cho Lục nhân tứ duyên của A tì đàm. b) Tông Giả danh: Chỉ cho Tam giả của luận Thành thực. c) Tông Cuống tướng: Chỉ cho Đại phẩm, Tam luận. d) Thường tông: Chỉ cho Phật tính thường trụ, lặng lẽ, vốn có, nói trong các kinh Niết bàn, Hoa nghiêm. 3. Cứ theo Hoa nghiêm kinh thám huyền kí quyển 1, thì ngài Chân đế lập Tiệm giáo (Hóa nghi), Đốn giáo (Hóa pháp), nhưng trong ba giáo do ngài Tuệ quang phán lập, thì Tiệm giáo, Đốn giáo chỉ là Hóa nghi, duy có Viên giáo mới là Hóa pháp. 4. Cứ theo Đại thừa nghĩa chương quyển 1, thì sư Tuệ viễn phán lập Thanh văn tạng, Bồ tát tạng, đồng nghĩa với Bán tự giáo, Mãn tự giáo, Đại thừa và Tiểu thừa. II. Phái Tương châu Bắc đạocủa ngài Đạo sủng cho rằng: Thức A lê da là vọng tâm vô minh, chứ chẳng phải là chân như bất sinh bất diệt. Phái này chủ trương Phật tính có sau, phải tu hành trải qua nhiều kiếp mới được thành Phật. Phái Bắc đạo không được thịnh hành bằng phái Nam đạo, do đó, sự truyền thừa cũng không có hệ thống rõ ràng. Người ta chỉ biết rằng, ngài Đạo sủng có các vị đệ tử như: Tăng hưu, Pháp kế, Đản lễ, Lao nghi, Nho quả, Chí niệm v.v... trong đó, sư Chí niệm từng ở các chùa Khai nghĩa, Đại hưng quốc tại Tấn dương và biên soạn Tạp tân luận sớ, Quảng sao v.v... Có thuyết nói, sa môn Tự quĩ chùa Hộ thân thuộc phái Bắc đạo phán giáo làm 5 tông: 1. Tông Nhân duyên: Chỉ cho A tì đàm. 2. Tông Giả danh: Chỉ cho luận Thành thực. 3. Tông Bất chân: Chỉ cho Bát nhã, Pháp hoa. 4. Chân tông: Chỉ cho kinh Niết bàn. 5. Tông pháp giới: Chỉ cho kinh Hoa nghiêm. Sau hết, về sự sai khác giữa Nam đạo và Bắc đạo có thể tóm tắt thànhhai thuyết như sau: 1. Phái Bắc đạo theo thuyết A lê da y trì, chấp A lại da là vọng thức để làm chỗ nương tựa, cho rằng tất cả các pháp đều do A lại da duyên khởi; còn phái Nam đạo thì chủ trương A lại da là chân như tịnh thức và chấp lấy chân như để làm chỗ nương tựa mà cho rằng tất cả các pháp đều do chân như duyên khởi sinh ra. 2. Phái Nam đạo theo thuyết Chân như y trì, dựa trên thức thứ 8 mà lập ra chân như tịnh thức; còn phái Bắc đạo thì dựa trên thức thứ 9 để lập chân vọng hòa hợp, tức lập thức thứ 8 làm vọng thức, thức thứ 9 làm tịnh thức, có điều là tuy lập thức thứ 9 nhưng vẫn chưa có tên gọi Am ma la. Về sau, Nhiếp luận tông của ngài Chân đế hưng khởi, lập thuyết gần giống chủ trương của phái Bắc đạo, cho nên phái này dần dần đồng hóa với tông Nhiếp luận. Còn phái Nam đạo về sau cũng có khuynh hướng theo Nhiếp luận nên dần dần cũng suy vi. Tuy nhiên, đối với sự thành lập tông Hoa nghiêm sau này, tông Địa luận đã có ảnh hưởng rất lớn. [X. luận Kim cương tiên Q.2, Q,4; Thập địa kinh luận tự; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.1; Niết bàn kinh nghĩa kí Q.1; Đại thừa nghĩa chương Q.19; Pháp hoa huyền luận Q.1, Q.2, Q.9; Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm Q.18; Tứ giáo nghi Q.1; Trung quán luận sớ Q.7 phần đầu: Lịch đại tam bảo kỉ Q.7; Q.9, Q.11, Q.12; Tục cao tăng truyện Q.1, Q.7 đến Q.12, Q.14 đến Q.16; Khai nguyên thích giáo lục Q.9]. (xt. A Lại Da Thức, Hoa Nghiêm Tông, Nhiếp Luận Tông).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Đừng bận tâm chuyện vặt


Công đức phóng sinh


Bhutan có gì lạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.144.40 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...