Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: di mạn sai học phái »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: di mạn sai học phái








KẾT QUẢ TRA TỪ


di mạn sai học phái:

(彌曼差學派) Di mạn sai, Phạm: Mìmàôsà, có nghĩa khảo sát, nghiên cứu. Một trong sáu phái triết học của Ấn độ. Phái này coi trọng tế tự, chủ trương âm thanh là thường trụ. Cũng gọi Di mâu sa học phái, Di tức già học phái, Nhĩ mạn sai học phái. Ở Ấn độ, những người nghiên cứu kinh điển Phệ đà của Bà la môn đời xưa được chia làm hai phái: 1. Phái căn cứ vào phần Nghi quĩ, Thích nghĩa trong nửa trước của Phạm thư, lấy việc tế tự làm trọng tâm, tức là phái lấy phẩm Phệ đà hành tế làm đối tượng nghiên cứu. 2. Phái căn cứ vào Áo nghĩa thư trong nửa sau của Phạm thư, mục đích chủ yếu là khảo sát về Phạm, tức là phái lấy phẩm Phệ đà trí làm đối tượng nghiên cứu.Hai phái trên đây đều gọi là Di mạn sai học phái, phái trước còn gọi là Nghiệp di mạn sai học phái (Phạm: Karmamìmàôsà), Tiền di mạn sai học phái (Phạm: Pùrva- mìmàôsa); phái sau cũng gọi là Phệ đàn đa học phái (Phạm:Vedànta), Trí di mạn sai học phái (Phạm: Jĩànamìmàôsa), Hậu di mạn sai học phái (Phạm: Uttara-mìmàôsà). Quan hệ giữa hai phái rất mật thiết, bởi vì cả hai đều coi Phệ đà thiên khải (zruti) là quyền uy tối cao, đại biểu cho tư tưởng Bà la môn chính thống. Phái Di mạn sai nói ở đây tức là phái trước, do Kì mễ ni (Phạm: Jaimini) sáng lập vào khoảng thế kỉ thứ II, III trước Tây lịch. Kinh luận Phật giáo gọi phái này là Thanh hiển luận, Tòng duyên hiển liễu tông, chủ trương tiếng nói của Phệ đà là tuyệt đối thường trụ và lấy pháp (dharma) tế tự trong Phệ đà làm tông chỉ. Thánh điển của phái này được biên soạn xong vào khoảng thế kỉ II (có thuyết nói thế kỉ V, VI) Tây lịch gồm 12 chương 60 tiết 2742 câu. Tương truyền kinh này là tác phẩm của Kì mễ ni gọi là kinh Tiền di mạn sai hoặc kinh Di mạn sai. Khoảng thế kỉ V, VI Tây lịch, các bản chú thích kinh Di mạn sai và kinh Phệ đàn đa lục tục xuất hiện, vì trong thời kì này, phái Di mạn sai và phái Phệ đàn đa hợp tác với nhau, bổ sung những chỗ thiếu sót của nhau để nêu cao tư tưởng chính thống Bà la môn. Cho đến thế kỉ thứ VI, nhằm bài bác thuyết Vô ngã của Phật giáo, Tát bạt la tư mã mễ (Phạm: Zabarasvàmin) chú thích kinh Di mạn sai, tức là sách Tát bạt la chú (Phạm:Zabara-bhàwya) là tác phẩm kinh Di mạn sai xưa nhất và có uy tín nhất hiện còn đến nay. Vào thế kỉ thứ VII, Cưu ma lị la (Phạm: Kumàrila, Đồng trung tôn), Bà la bạt già la (Phạm:Prabhàkara) v.v... nối nhau xuất hiện, lại giải thích Tát bạt la chú, áp dụng thuyết của các học phái khác như Nhân minh, Lượng luận v.v... để phu diễn thuyết của phái mình và đề xướng nhiều nghĩa mới.Cưu ma lị la ra sức công kích Phật giáo, cổ xúy tư tưởng Bà la môn, môn đệ của ông này sau lập phái riêng gọi là Ba đạt phái (Phạm:Bhàỉỉi). Còn phái Bà la bạt già la thì gọi là Cổ lỗ phái (Phạm:Guru) phồn thịnh một thời, sau dần dần suy vi. Từ đó trở đi phái Di mạn sai và phái Phệ đàn đa li khai, thậm chí đối chọi lẫn nhau. Nhưng phái Cưu ma lị la đến đời sau vẫn còn sức sống, và những sách chú thích của phái này đến nay cũng vẫn còn. (X. luận Thành duy thức Q.1; luận Kim cương châm; Thành duy thức luận thuật kí Q.1 phần cuối, Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1 phần đầu]. (xt. Thanh Luận).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chớ quên mình là nước


Cảm tạ xứ Đức


Cẩm nang phóng sinh


Chắp tay lạy người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...