Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chân tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chân tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


chân tông:

(真宗) I. Chân tông. Có nghĩa là tông chỉ của đạo lý chân thực. Đối lại với Nho giáo, gọi Phật giáo là chân tông, còn các tông cũng đều tự gọi tông mình là chân tông. Ngoài ra theo sự phán giáo mà phân biệt thì có các thuyết sau đây: 1. Là một trong bốn tông do sư Đàm ẩn chùa Đại diễn đời Bắc Tề lập ra. Sư Đàm ẩn bảo kinh Niết bàn, kinh Hoa nghiêm là giáo pháp giảng nói về tính Phật, về lí của pháp giới, cho nên gọi là Chân tông. 2. Là một trong năm tông do sư Tự quĩ chùa Hộ thân đời Tề lập ra. Tức chỉ giáo pháp trong kinh Niết bàn giảng nói về tính Phật thường trụ 3. Là một trong sáu tông do sư An lẫm chùa Kì xà đời Nam triều Trần lập ra. Chỉ kinh Bát nhã giảng nói về lý chân không của các pháp. 4. Chỉ tông nêu rõ thực lí chân như pháp tướng. Đồng nghĩa với danh từ Tính tông như Biệt giáo của tông Thiên thai, Chung giáo của tông Hoa nghiêm trở lên đều thuộc tông này. II. Chân tông. Chỉ giáo thuyết nhờ vào sức bản nguyện của Phật A di đà mà mong có ngày được vãng sinh thành Phật, đây tức là Chân tông của Nhật bản. Còn gọi Tịnh độ Chân tông, là một trong mười ba tông tại Nhật bản. Tổ mở tông là ngài Thân loan (1173 - 1262) lấy một lòng hướng qui mệnh niệm Phật A di đà làm giáo chỉ, cho nên còn gọi là Nhất hướng tông. Lại lấy Vô ngại quang Như lai khắp mười phương làm tôn vị chính, sung sướng được ánh sáng của ngài nhiếp thụ cho nên cũng gọi là Vô ngại quang tông. Tông này lấy ba bộ kinh: Vô lưọng thọ, Quán vô lượng thọ và A di đà làm kinh điển chủ yếu, kế thừa bảy vị tổ của ba nước, tức là các ngài Long thụ, Thế thân của Ấn độ, Đàm loan, Đạo xước, Thiện đạo của Trung quốc và Nguyên tín, Nguyên không của Nhật bản. Trong bảy vị tổ, đặc biệt lấy luận Tịnh độ của ngài Thế thân làm luận chính yếu. Tổ Thân loan thờ ngài Nguyên không làm thầy, viết Hiển tịnh độ chân thực giáo hành tín chứng văn loại là kinh điển chủ yếu. Ngài Nguyên không chủ trương lấy niệm Phật là chính. Sư Thân loan thì nhấn mạnh tín tâm là gốc, cho rằng giáo pháp chân thực của Phật là kinh Vô lượng thọ, bộ phận trọng yếu nhất là bốn mươi tám nguyện của Phật A di đà, bản thể của những nguyện này là danh hiệu Nam mô A di đà Phật, đồng thời lấy tha lực vãng sinh làm đặc sắc. Cái gọi là tha lực vãng sinh, tức là phàm phu nhờ vào sức nguyện của Phật A di đà mà được lòng tin, về sau niệm Phật tức là niệm để báo ân cảm tạ. Lại người đã được lòng tin, thì tất trụ nơi chính định tụ và cùng với Như lai bình đẳng không hai. Sư Thân loan lại bảo sống cuộc đời thế tục ăn thịt có vợ cũng không trở ngại gì cho việc tu hành niệm Phật, thái độ sinh hoạt ấy khác xa với các chi phái khác của tông Tịnh độ. Đến tằng tôn của sư Thân loan là Giác như, chính thức lấy chùa Bản nguyện làm trụ sở chính của Chân tông, đến Liên như đời thứ tám, thì thế lực bỗng bột phát, thời ấy, Đức xuyên gia khang e ngại thế lực chùa Bản nguyện quá mạnh, cho nên vào năm Khánh trường thứ 7 (1602) đem chia chùa Bản nguyện làm hai chùa Đông và Tây, đó tức là hai phái chùa Bản nguyện (chùa Tây Bản nguyện gọi là Bản nguyện tự phái, chùa Đông Bản nguyện gọi là Đại cốc phái) thừa kế pháp mạch của sư Thân loan đến nay. Ngoài ra, môn hạ Thân loan phồn thịnh, chi phái dần dần chia rẽ, có phái Cao điền, phái chùa Phật quang, phái Hưng chính, phái Mộc biên, phái Tam môn đồ, phái Sơn nguyên, phái chùa Thanh chiếu, phái Xuất vân lộ v.v... cộng với hai phái trước, gọi chung là mười phái Chân tông. Tông này lập giáo pháp Nhị song, Tứ trùng. Nhị song, Tứ trùng chỉ Thụ xuất, Thụ siêu, Hoành xuất, Hoành Siêu. Thụ, chỉ Tự lực Thánh đạo môn (đạo khó làm) - Hoành, chỉ Tha lực Tịnh độ môn (đạo dễ làm). Xuất, chỉ Tiệm giáo là giáo phương tiện tạm thời - Siêu, chỉ Đốn giáo là giáo chân thực. Cũng tức là ngưòi tu hành trải qua nhiều kiếp mới mong chứng quả, như giáo thuyết của Pháp tướng. Tam luận là Tiệm giáo của đạo khó làm trong Thánh đạo môn, gọi là Thụ xuất - còn người mong ngay thân này thành Phật chứng quả như giáo thuyết của Phật tâm, Chân ngôn, Pháp hoa, Hoa nghiêm v.v...... là Đốn giáo của đạo khó làm trong Thánh đạo môn, gọi là Thụ siêu - y theo pháp môn vãng sinh Tịnh độ của giáo định tán thiện trong Quán kinh mà tu hành, mong được sinh vào nơi biên địa giải mạn, là Tiệm giáo của đạo dễ làm trong môn Tịnh độ, gọi là Hoành xuất - y vào pháp môn Tịnh độ của giáo hoằng nguyện chân thực nói trong kinh Vô lượng thọ mà tu hành, mong được vãng sinh là thành Phật liền, như giáo thuyết của Tịnh độ chân tông, là Đốn giáo của đạo dễ làm trong môn Tịnh độ, gọi là Hoành siêu, cũng là giáo bản nguyện chân thực duy nhất trong Nhị song, Tứ trùng. Giáo Nhất thừa tha lực của bản nguyện Di đà này, trong tất cả các loại giáo thuyết, là giáo đốn trong đốn, viên trong viên, tuyệt đối chẳng hai. Vì thế chủ trương, cho dù kẻ phàm phu ngu ác, kém cỏi nhất, nếu khi gặp được pháp nhất thừa tha lực bản nguyện này, rồi chỉ trong một niệm mà vào nơi chính định tụ, thì tức khắc có thể chứng được diệu quả thành Phật. Lại nữa, tông này lấy bốn pháp Giáo, Hành, Tín, Chứng làm cương yếu chia làm hai môn Chân, Giả, lấy lòng tin làm nhân chính để được vãng sinh, đề xướng tịnh nghiệp thành tựu ngay lúc bình sinh. Mười phái của Tông này là: 1. Phái Chân tông tam môn đồ, trụ sở chính là chùa Chuyên chiếu ở nước Việt tiền. Năm Chính ứng thứ 3 (1290) sư Như đạo dựng một ngôi chùa ở quận Túc vũ, gọi là chùa Chuyên tu, đề xướng pháp môn Bí sự. Không bao lâu sư Đạo tính ở chùa Chứng thành, sư Như giác ở chùa Thành chiếu, cũng truyền pháp này. Mỗi người đều có môn đồ, bèn thành cái thế chân vạc, đời gọi là Chúng ba môn đồ không lạy nhau. Khoảng năm Minh Trị, được phép độc lập thành phái riêng biệt, đặt chưởng quản riêng gọi là Chân tông tam môn đồ phái, có hơn ba mươi chùa phụ thuộc. Tông nghĩa của phái này cũng giống tông nghĩa phái chùa Bản nguyện. 2. Phái Chân tông đại cốc, trụ sở chính là chùa Bản Nguyện tại kinh đô. Năm Văn vĩnh thứ 9 (1272) con gái của Thân loan là sư ni Giác tín, xây mộ cho cha ở Đại cốc, phía đông Kinh đô, môn đệ bàn nhau sáng lập nhà tổ, đó là nguồn gốc của chùa Bản nguyện. Đời gọi là chùa Đông bản nguyện, còn gọi là Đông phái. Sau có Tuệ không, trước tác rất nhiều, đặt nền tảng Chân tông học cho phái này. Phái chân tông đại cốc dốc toàn lực vào công cuộc truyền bá giáo thuyết. Năm Minh trị thứ 5 (1872), cùng với các phái khác của tông này gọi chung là Chân tông. Tháng 4 năm Minh trị thứ 10 biệt lập và đặt Chưởng quản riêng, tháng 6 năm thứ 14 đổi tên đông phái thành Đại cốc phái, chức trụ trì chùa chính (Bản sơn) theo chế độ cha truyền con nối và lấy Đại cốc làm họ, hiện có hơn tám nghìn bốn trăm ngôi chùa phụ thuộc. Ngoài ra, tại Đại hàn, Nam dương, Trảo oa, Bắc mỹ cũng thiết lập các viện và các cơ sở truyền giáo riêng biệt. Đồng thời tại chính Nhật bản, mở các trường gồm đủ các cấp Tiểu, Trung, Đại học, sau lại mở Đại học Đại cốc tại Kinh đô để dạy các con em của phái mình. 3. Chân tông sơn nguyên phái, trụ sở chính là chùa Chứng thành tại nước Việt tiền. Quá trình sáng lập không được rõ. Hình như do sư Đạo tính khai sáng. Phái này chủ trương pháp môn bí sự. Năm Minh trị 11 (1878) độc lập thành phái riêng, đặt Chưởng quản, gọi là Chân tông sơn nguyên phái, có mười hai chùa phụ thuộc. Tông nghĩa của phái này cũng giống như tông nghĩa chùa Bản nguyện. 4. Chân tông mộc biên phái, trụ sở chính là chùa Cẩm chức ở nước Cận giang, do sư Thân loan sáng lập vào năm Gia trinh năm đầu (1235). Truyền qua mấy đời, lúc thịnh lúc suy, đến Minh trị năm đầu, gọi là Chân tông. Về sau được độc lập, gọi là Chân tông mộc biên phái, đặt Chưởng quản riêng, hiện nay có hơn năm mươi chùa phụ thuộc. 5. Chân tông xuất vân bộ phái, trụ sở chính là chùa Hào nhiếp tại nước Việt tiền. Chùa do Thừa chuyên sáng lập. Năm Minh trị 11 (1878) được độc lập, đặt Chưởng quản riêng, có hơn bốn mươi chùa lệ thuộc. Về mặt Tông nghĩa thì có khác với phái chùa Bản nguyện. 6. Chân tông bản nguyện tự phái, trụ sở chính là chùa Bản nguyện tại Kinh đô. Tháng 11 năm Hoằng trường thứ hai (1262), sau khi Thân loan tịch, học trò đưa di cốt đến táng tại Đại cốc. Năm Văn vĩnh thứ 9 (1272), con gái Thân loan là sư ni Giác tín, dời phần mộ về Đại cốc ở Đông sơn, học trò cùng nhau kiến thiết nhà Tổ, đó là nguồn gốc của chuà Bản nguyện. Đến đời thứ tám là Liên như, nhà tổ bị đốt cháy, Liên như mang tượng tổ chạy trốn đến Đại tân và lại dựng chùa Bản nguyện tại Sơn thành. Về sau, tăng chúng ở chùa Phật quang, Cẩm chức, Chứng thành tại Việt tiền lục tục kéo về, thế lực lại một thời lớn mạnh, khiến Chân tông thành cái thế thống nhất. Lại nhờ Liên như xác lập Tông qui Lòng tin là gốc, phép vua là nền mà sự nghiệp trung hưng chùa Bản nguyện đại thành. Về sau, trải qua bao tang thương biến đổi, chùa Bản nguyện lại được dời về phía đông Kinh đô, đường 6 Ô hoàn, và từ đó chùa Đông, Tây Bản nguyện trở thành cái thế đối chọi. Đến như giáo thuyết các phái cũng bất nhất, mỗi phái lập riêng thuyết khác, đến năm Minh trị thứ 5 (1872) mới gọi là Chân tông, tháng 4 năm Minh trị thứ 10, các phái chia nhau đặt Chưởng quản, phái này gọi là Chân tông bản nguyện tự phái, cho mãi đến ngày nay. Trụ trì cha truyền con nối, gọi là họ Đại cốc. Các chùa lệ thuộc được chia làm 4 loại: Viện riêng, Viện riêng đặc cách, chùa phụ thuộc, chùa phụ thuộc chi nhánh. Tổng số chùa phụ thuộc có tới hơn chín nghìn bảy trăm năm mươi chùa, tại trụ sở chính có đặt cơ quan chấp hành để tổng quản các chùa. Đồng thời mở các trường học để giáo dục con em trong phái. 7. Chân tông Phật quang tự phái, trụ sở chính là chùa Phật quang tại Kinh đô. Thứ tự truyền thừa của phái này là: Thân loan, Chân phật, Nguyên hải, Liễu hải, Thệ hải, Minh quang, Liễu nguyên. Người đặt nền là Liễu nguyên. Chùa Phật quang được dựng vào năm Nguyên ứng thứ hai (1320) lúc đầu gọi là chùa Hưng chính. Sau Liễu nguyên, sư Kinh dự đem bốn mươi hai chùa lệ thuộc chi nhánh theo về chùa Bản nguyện thuộc môn hạ Liên như, lại sáng lập chùa Hưng chính riêng bị các chùa khác thuộc phái Phật quang phản đối kịch liệt. Sau việc ấy phái Phật quang chỉ còn lại 6 chùa chi nhánh cố giữ hệ thống chùa phái. Nhưng đến thời Kinh quang, Kinh phạm, thế lực của phái được khôi phục dần dần. Tháng 3 năm Minh trị thứ 7 (1874) độc lập, đặt Chưởng quản riêng, gọi là Chân tông Phật quang tự phái, hiện nay có hơn ba trăm bốn mươi chùa phụ thuộc. 8. Chân tông cao điền phái. Trụ sở chính là chùa Chuyên tu tại Y thế. Lúc đầu Thân loan đi hóa đạo các nước phía đông, đã từng dựng một ngôi chùa lợp tranh ở nước Hạ dã, gọi là chùa Chuyên tu, sau đó giao cho đệ tử là Chân phật - đó là nguồn gốc của phái này. Khoảng năm Minh trị đổi Chân tông chuyên tu tự phái, làm Cao điền tự phái có hơn 600 chùa phụ thuộc, còn lập viện Khuyến học và trường Trung học để dạy các con em trong phái. 9. Chân tông thành chiếu tự phái, trụ sở chính là chùa Thành chiếu ở nước Việt tiền. Chùa này do Như giác sáng lập vào niên hiệu Hoằng an năm đầu (1278), lúc đầu gọi là chùa Chân chiếu. Đến thời Thiên hoàng Hoa viên mới ban hiệu hiện nay. Năm Minh trị được độc lập và đặt Chưởng quản, gọi là Chân tông thành chiếu tự phái, có hơn năm mươi chùa phụ thuộc. Tông nghĩa của phái này cũng giống như tông nghĩa của chùa Bản nguyện. 10. Chân tông hưng chính phái, trụ sở chính là chùa Hưng chính. Năm Văn minh 14 (1482), đời thứ 14 của phái chùa Phật quang là Kinh hào, vì hâm mộ đức của Liên như chùa Bản nguyện, nên mới quay về cửa Liên như, đổi tên là Liên giáo, nhường chùa Phật quang cho em là Kinh dự. Sau Liên giáo dựng một ngôi chùa mới ở Khoa sơn và lấy lại tên cũ gọi là chùa Hưng chính. Khoảng năm Minh trị thì độc lập, gọi là Chân tông hưng chính phái, đặt chưởng quản riêng, hiện có hơn hai trăm tám mươi chùa phụ thuộc.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.146.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...