Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đăng lục »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đăng lục








KẾT QUẢ TRA TỪ


đăng lục:

(燈錄) Cũng gọi Truyền đăng lục. Các tác phẩm ghi chép cơ duyên truyền pháp của những bậc Tổ sư Thiền tông qua các đời. Đăng hoặc truyền đăng nghĩa là truyền pháp cho người, như ngọn đèn này truyền sang ngọn đèn khác nối tiếp nhau không dứt. Các tác phẩm Đăng lục đã manh nha vào thời đại Nam Bắc triều, nhưng đến sau khi Thiền tông được thành lập thì Đăng lục mới chính thức xuất hiện. Trải qua nhiều truyền nối, đến đời Tống thì cực thịnh. Từ đó về sau, các đời Nguyên, Minh, Thanh kế thừa truyền thống này, cho nên các tác phẩm Đăng lục xuất hiện ngày càng nhiều. Thông thường, năm bộ Đăng lục trứ tác vào đời Tống được xem như cột mốc để phân định về thời kì hình thành và phát triển của Đăng lục. Đó là các bộ: Cảnh đức truyền đăng lục, Thiên thánh quảng đăng lục, Kiến trung tĩnh quốc tục đăng lục, Liên đăng hội yếu và Gia thái phổ đăng lục. I. Thời Kì Trước Ngũ Đăng (5 bộ Đăng lục) có bộ: Tổ đường tập, 20 quyển, là bộ Đăng lục chính thức của Thiền tông xưa nhất hiện còn, do hai vị sư Tĩnh và Quân biên soạn ở chùa Chiêu khánh tại Tuyền châu vào năm Bảo đại thứ 10 (952) nhà Nam Đường đời Ngũ đại. Nội dung bộ Lục này kế thừa thuyết Tổ thống trong Bảo lâm truyện, theo thể cách viết sự thực mà biên chép ngữ yếu của các Thiền sư, đồng thời, thu tập văn học Thiền, như kệ tụng, ca hành v.v... và cả lịch sử của Thiền tông Triều tiên. Đây là tư liệu rất quí cho việc nghiên cứu về lịch sử, văn học, tư tưởng, v.v... của thời Ngũ đại. II. Thời Kì Ngũ Đăng. Như đã nói ở trên, thời kì này gồm có 5 bộ: 1. Cảnh đức truyền đăng lục, 30 quyển, gọi tắt: Truyền đăng lục, do ngài Đạo nguyên soạn vào niên hiệu Cảnh đức năm đầu (1004) đời Tống, được đưa vào Đại chính tạng tập 51. Nội dung dùng tài liệu trong các bộ Bảo lâm truyện, Tổ đường tập, ghi chép 7 đức Phật quá khứ và 52 vị Tổ sư Thiền tông thuộc 5 nhà qua các đời, gồm 1701 pháp hệ truyền đăng. Đây là tư liệu căn bản để nghiên cứu lịch sử của Thiền tông Trung quốc. 2. Thiên thánh quảng đăng lục, 30 quyển, do cư sĩ Lí tuân Úc biên soạn vào đời Tống, ấn hành vào năm Thiệu hưng 18 (1148), được xếp vào Vạn tục tạng tập 135. So với Cảnh đức truyền đăng lục, thì thấysách này không ghi chép thêm được bao nhiêu những vị Thiền sư thuộc các tông phái và các thế hệ, chẳng qua chỉ thay đổi về thứ tự các Chương, Tiết mà thôi. 3. Kiến trung tĩnh quốc tục đăng lục, 30 quyển, Mục lục 3 quyển, do ngài Phật quốc Duy bạch biên soạn vào đời Tống, hoàn thành vào niên hiệu Tĩnh quốc năm đầu (1101), thu vào Vạn tục tạng tập 136. Đây là tác phẩm nối tiếp bộ Cảnh đức truyền đăng lục, cho nên được gọi là Tục đăng lục. 4. Liên đăng hội yếu, 30 quyển, do ngài Hối ông Ngộ minh soạn vào năm Thuần hi thứ 10 (1183) đời vua Hiếu tông nhà Nam Tống, cũng gọi Thiền tông liên đăng lục, được thu vào Vạn tục tạng tập 136. 5. Gia thái phổ đăng lục, 30 quyển, Mục lục 3 quyển, do ngài Lôi am Chính thụ soạn vào năm Gia thái thứ 4 (1204) đời Tống, được đưa vào Vạn tục tạng tập 37. Nội dung thu chép cơ duyên ngữ yếu của các bậc Tông sư, Ni sư, Vương hầu, Công khanh v.v... Ngoài 5 bộ Đăng lục vừa nêu ở trên, trong thời kì Ngũ đăng còn có các bộ. 1. Truyền đăng ngọc anh tập, 15 quyển, do cư sĩ Vương tùy soạn vào niên hiệu Cảnh hựu năm đầu (1034) đời Tống, được thu vào Tống tạng di trân tập 3 (bản in ảnh của nhà Xuất bản Tân văn phong tại Đài loan). Đây là bản bạt sao san định bộ Cảnh đức truyền đăng lục 30 quyển của ngài Đạo nguyên. 2. Ngũ đăng hội nguyên, 20 quyển, Mục lục 2 quyển, do ngài Phổ tế soạn vào đời Nam Tống, được đưa vào Vạn tục tạng tập 138. Nội dung sách này tóm tắt nghĩa tinh yếu của 5 bộ Đăng lục, lược bớt những chỗ rườm rà, đem số 150 quyển của 5 bộ rút lại còn 20 quyển và hợp chung làm một bộ, cho nên đặt tên là Ngũ đăng hội nguyên. Sau khi bộ sách này xuất hiện thì Ngũ đăng lục nêu trên ít được lưu thông, giới học giả đều hoan hỉ vì sự tiện lợi của nó. Đây là đặc sắc nổi bật của bộ sách này. Ngoài ra, Ngũ đăng lục phần nhiều chỉ căn cứ vào hệ thống của 2 đại sư Nam nhạc Hoài hải và Thanh nguyên Hành tư mà phân chia các thế hệ qua các đời, chứ từ đó trở xuống không chia ra tông phái nữa, cho nên khi đọc Ngũ đăng, người đọc khó có được quan niệm thống nhiếp. Nhưng Ngũ đăng hội nguyên thì phân chia tông phái rõ ràng, gốc ngọn phân minh, tìm biết rất tiện. Cho nên từ thời Nguyên, Minh trở lại đây, bất cứ ai quan tâm nghiên cứu Thiền học cũng có bộ sách này: Đây lại là một đặc sắc quan trọng nữa của bộ sách. 3. Ngũ đăng hội nguyên bổ di, 1 quyển, do ngài Nam thạch Văn tú (1345 - 1418) soạn vào năm Vĩnh lạc 15 (1417) đời Minh, được thu vào Vạn tục tạng tập 142. 4. Ngũ đăng hội nguyên tục lược, 4 quyển hoặc 8 quyển, gọi tắt: Ngũ đăng tục lược, do ngài Viễn môn Tịnh trụ soạn vào năm Sùng trinh 17 (1644) đời Minh, thu vào Vạn tục tạng tập 138. III. Từ Sau Thời Ngũ Đăng gồm có các bộ: 1. Tục truyền đăng lục, 36 quyển, Mục lục 3 quyển, do ngài Viên cực Cư đính biên soạn và hiệu đính vào đời Minh, được xếp vào Đại chính tạng tập 51. 2. Tăng tục tập truyền đăng lục, 6 quyển, Mục lục 1 quyển, do ngài Nam thạch Văn tú đời Minh soạn, thu vào Vạn tục tạng tập 142. 3. Chỉ nguyệt lục, 32 quyển, cũng gọi Thủy nguyệt trai chỉ nguyệt lục, do cư sĩ Cù nhữ tắc soạn vào đời Minh, thu vào Vạn tục tạng tập 143. 4. Kế đăng lục, 6 quyển, Mục lục 1 quyển do ngài Vĩnh giác Nguyên hiền (1578 - 1657) soạn vào đời Minh, thu vào vạn tục tạng tập 147. 5. Ngũ đăng nghiêm thống, 25 quyển, Mục lục 2 quyển, do 2 ngài Phí ẩn Thông dung và Bách si Nguyện công soạn chung vào đời Minh, được xếp vào Vạn tục tạng tập 139. 6. Tục đăng tồn cảo, 12 quyển, Mục lục 1 quyển, do ngài Nhược am Thông vấn soạn vào đời Minh, cư sĩ Thi bái vậng tập. 7. Giáo hóa biệt truyền, 16 quyển, do Lê mi (Quách ngưng chi) biên soạn vào đời Minh, thu vào Vạn tục tạng tập 144. 8. Tục chỉ nguyệt lục, 20 quyển, do Niếp tiên soạn vào đời Thanh, được xếp vào Vạn tục tạng tập 143. 9. Tổ đăng đại thống, 18 quyển, Mục lục 2 quyển, do Vị trung Tịnh phù soạn vào năm Khang hi 11 (1672) đời Thanh. 10. Ngũ đăng toàn thư, 120 quyển, Mục lục 16 quyển, do Tể luân Siêu vĩnh biên soạn và ấn hành vào năm Khang hi 36 (1697) đời Thanh, thu vào Vạn tục tạng tập 140 đến tập 142. 11. Tục đăng chính thống, 42 quyển, Mục lục 1 quyển, do ngài Biệt am Tính thống biên soạn và ấn hành vào năm Khang hi 30 (1691) đời Thanh, thu vào Vạn tục tạng tập 144. 12. Ảm hắc đậu tập, 9 quyển, do cư sĩ Tâm viên soạn và cư sĩ Hỏa liên ấn hành vào năm Càn long 59 (1794) đời Thanh, thu vào Vạn tục tạng tập 145. 13. Cẩm giang thiền đăng, 20 quyển, Mục lục 1 quyển do ngài Trượng tuyết Thông túy (1610 - 1693) soạn vào đời Thanh, được đưa vào Vạn tục tạng tập 145. 14. Kiềm nam hội đăng lục, 8 quyển, do Thiện nhất Như thuần biên tập vào đời Thanh, thu trong Vạn tục tạng tập 145. Trong 24 Đăng lục nói ở trên, 22 bộ trước (kể cả Ngũ đăng) có tính cách thông sử, 2 bộ còn lại có tính chất địa phương. Ngoài ra, còn có nhiều bộ Đăng lục khác, không thể ghi đủ. Bởi vì trong các bộ Đăng lục có thu chép các bài kệ tụng, công án, cổ tắc, cơ ngữ, truyện kí v.v... cho nên có thể coi đó là nguồn tư liệu quí giá về phương diện lịch sử tư tưởng của Phật giáo Trung quốc.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Chắp tay lạy người


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Chuyển họa thành phúc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.91.17.78 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...