Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đạo trường »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đạo trường








KẾT QUẢ TRA TỪ


đạo trường:

(道場) I. Đạo tràng. Phạm: Bodhi-maịđa. Cũng gọi Bồ đề đạo tràng, Bồ đề tràng. Nơi đức Phật thành đạo dưới gốc cây Bồ đề ở Bồ đề già da thuộc Trung Ấn độ. [X. phẩm Thế gian tịnh nhãn trong kinh Hoa nghiêm (bản dịch cũ) Q.1; phẩm Chư bồ tát bản thụ kí trong kinh Bi hoa Q.3]. II. Đạo Tràng. Nơi tu hành Phật đạo. Bất luận có nhà cửa hay không, phàm chỗ dùng để tu hành Phật đạo đều gọi là Đạo tràng. Phẩm Như lai thần lực trong kinh Pháp hoa quyển 6 (Đại 9, 52 thượng), nói: Nơi đất nước đang ở, nếu có người thụ trì, đọc tụng, giải nói, viết chép, như lời dạy tu hành; nơi trong vườn trong rừng, dưới gốc cây, nơi tăng phường, nhà bạch y, điện đường, trong núi hang, đồng trống v.v... nếu có quyển kinh thì nên xây tháp cúng dường. Vì sao? Vì chỗ ấy tức là Đạo tràng. [X. Duy ma nghĩa kí Q.2 phần cuối]. III. Đạo Tràng. Chỉ cho sự phát tâm và tu hành thành tựu Bồ đề. PhẩmBồ tát trong kinh Duy ma quyển thượng nói: Trực tâm là đạo tràng, thâm tâm là đạo tràng, Bồ đề tâm là đạo tràng, bố thí là đạo tràng, tam minh là đạo tràng, trong khoảng một niệm biết tất cả pháp là đạo tràng. [X. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.2; Hoa nghiêm kinh sớ Q.4]. IV. Đạo Tràng. Trong Mật giáo, khi tu diệu hạnh Du già thì trước hết phải kết giới trong một khu vực nào đó, kế đến kiến lập đạo tràng Bản tôn để tu Đạo tràng quán. Mục đích là quán tưởng thân Phật ở các thế giới khác chính là Bản tôn; hoặc quán tâm mình và Bản tôn dung hợp làm một. (xt. Đạo Tràng Quán). V. Đạo Tràng. Tên gọi khác của chùa viện. Vua Dượng đế nhà Tùy từng ban lệnh đổi tên chùa là Đạo tràng. Ngoài ra, nơi làm các việc Phật trong cung vua gọi là Nội đạo tràng, hoặc gọi là Nội tự. Tông Lâm tế chuyên gọi nơi dành cho các vị tăng Vân thủy (du phương, hành cước) tu hành là đạo tràng. Ngài An nhiên của tông Thiên thai Nhật bản gọi chỗ thụ giới là đạo tràng. [X. Phật tổ thống kỉ Q.39; Tục cao tăng truyện Q.11 Cát tạng truyện; Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục Q.15]. VI. Đạo Tràng. Chỉ cho các pháp hội, như: Từ bi đạo tràng, Thủy lục đạo tràng. VII. Đạo Tràng. Cũng gọi Đạo trường. Vị tăng ở đời Bắc Ngụy, không rõ quê quán. Mới đầu, sư y vào ngài Tuệ quang xuất gia, sau theo ngài Bồ đề lưu chi (đến Trung quốc vào năm 508) làm đệ tử, nhưng vì làm phật ý ngài Lưu chi nên sư vào Tung sơn ở ẩn, trong 10 năm, chuyên nghiên cứu luận Đại trí độ, hiểu hết ý chỉ sâu kín. Không bao lâu, sư xuống núi, về Lạc dương, chuyên giảng luận Đại trí độ. Sư lại đến Nghiệp đô, mở trường giảng ở chùa Đại tập, tăng tục theo học rất đông và tôn sư là Học giả. Sư thường thờ bức tranh đức Phật A di đà cùng với 50 vị Bồ tát do bồ tát Ngũ thông ở chùa Kê đầu ma bên Thiên trúc vẽ. Sau bức tranh này được vẽ lại để lưu hành ở đời. Không rõ sư tịch năm nào, chỉ biết vào niên hiệu Long hóa năm đầu (576) đời Hậu chủ nhà Bắc Tề thì sư vẫn còn mạnh khỏe. Ngoài ra, trong An lạc tập quyển hạ có ghi thuyết Lục đại đức tương thừa, trong đó, theo thứ tự là: Đạo tràng, Đàm loan v.v... Như vậy, Đàm loan là đệ tử của sư chăng? [X. Đại trí độ luận sớ Q.24; Tục cao tăng truyện Q.24 Minh chiêm truyện; Quảng hoằng minh tập Q.2].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


San sẻ yêu thương


Người chết đi về đâu


Có và Không

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.226.105 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (72 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...