Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm.
(Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
(名) Tên. Phạm: nàman. Dịch âm Hán: Na ma. Một trong những pháp Tâm bất tương ứng hành. Một trong 75 pháp Câu xá, một trong 100 pháp Duy thức. Thông thường chỉ cho tên gọi, nhưng theo sự giải thích trong Phật học, thì tùy theo tiếng gọi vật thể, khiến người nghe tên mà tướng của vật thể nổi hiện lên ở trong tâm, làm cho người ta sinh khởi tuệ giác. Cứ theo luận Câu xá quyển 5, thì Danh là nghĩa tác tưởng, như tưởng sắc, thanh, hương, vị, xúc... Đây là liên hệ Danh với ấn tượng chủ quan mà bàn, nên còn gọi là Danh tưởng. Vả lại, Danh và tướng dáng của sự vật ăn khớp với nhau nên cũng gọi là Danh tướng. Nếu Danh có bao hàm nội dung nhất định thì gọi là Danh nghĩa. Ngoài ra, Câu xá luận quang kí nói, Danh còn có các nghĩa: theo, về, đến, gọi lại... Ý nói Danh hay theo tiếng, về với cảnh, gọi sắc lại... Cũng sách đã dẫn còn nói, Danh có khả năng giải thích rõ nghĩa, giúp người ta sinh khởi tuệ giác. Theo Câu xá luận quang kí quyển 5 thì có 3 loại danh: Danh, Danh thân, Đa danh thân. Chẳng hạn như chữ sắc hoặc chữ hương đều là từ đơn, gọi là Danh, ghép hai chữ sắc và hương lại với nhau làm từ ghép thì gọi Danh thân; ghép từ 3 chữ trở lên như sắc hương vị hoặc sắc, hương, vị, xúc... thì gọi là Đa danh thân. Đây là bàn về Nhất tự sinh (sinh một chữ). Nếu nói theo nhị tự sinh thì khi ghép hai chữ lại với nhau gọi là Danh; ghép bốn chữ lại với nhau thì gọi là Danh thân, ghép từ sáu chữ trở lên gọi là Đa danh thân. Nếu là Đa tự sinh thì cứ theo đây mà suy ra. Ngoài ra, về mối quan hệ giữa Danh, Cú, Văn, thì Văn (Phạm: vyaĩjana, Hán âm: Tiện thiện na) tức chỉ cho chữ, như chữ a, i... Văn là chỗ nương của Danh, Cú, tự thể của nó không có nghĩa. Danh là do dùng văn một cách liên tục mới cấu thành tên gọi của sự vật, do đó mới có thể biểu thị ý nghĩa cá biệt của sự vật. Cú (Phạm:pada, Hán âm: bát đà) là do liên kết danh lại thành một câu có ý nghĩa hoàn chỉnh, như câu: Hoa này là màu hồng. Cả Danh, Cú, Văn đều là một trong những pháp Tâm bất tương ứng hành. Chủng loại của Văn, Cú cũng giống với Danh tướng. Nếu ghép hai Văn lại với nhau thì gọi là Văn thân, ghép hai Cú lại với nhau gọi là Cú thân; nếu ghép từ ba chữ trở lên thì gọi Đa văn thân, Đa cú thân.Hữu bộ cho rằng tự thể của Danh, Cú, Văn lìa tiếng, cho nên là có thật; nhưng Kinh bộ và phái Duy thức thì chủ trương có giả. Còn Bát nhã học Đại thừa thì cho Danh và Thực đối lập nhau. Triệu luận và Bất chân không luận thì chủ trương khái niệm Danh tướng là khách thể chứ không phải bản thể, vì nó không phản ánh được tính chân thực của khách quan; nó cũng không thể được dùng để biểu thị và nắm bắt tính chân thực của khách quan. Cho nên nó được dùng để phủ định tính thực tại của sự vật khách quan. [X. luận Đại tì bà sa Q.14; luận Thành duy thức Q.2; luận Đại thừa a tì đạt ma tạp tập Q.2; Thành duy thức luận thuật kí Q.2 phần cuối; Đại thừa nghĩa chương Q.2; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1 phần đầu]. (xt. Văn, Cú).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Truyện cổ Phật giáo
Kinh Dược sư
Dưới bóng đa chùa Viên Giác
Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...