Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đàn thiên tích tiểu »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đàn thiên tích tiểu








KẾT QUẢ TRA TỪ


đàn thiên tích tiểu:

(彈偏析小) Gọi đủ: Đàn thiên tích tiểu thán đại bao viên. Tiếng dùng để biểu thị tính chất đặc thù của thời Phương đẳng thứ 3 trong năm thời giáo do tông Thiên thai lập ra. Từ ngữ này có xuất xứ từ sách Thiên Thai Tứ Giáo Nghi do ngài Đế quán của tông Thiên thai Cao li biên tập. Còn trong tác phẩm Pháp hoa kinh huyền nghĩa của ngài Trí khải thuộc tông Thiên thai ở đời Tùy, Trung quốc, thì có từ ngữ Tích tiểu đàn thiên, thán đại bao viên. Đàn nghĩa là chỉ trích bài bác; Thiên chỉ cho ba giáo (Tạng, Thông, Biệt) trong bốn giáo hóa pháp. Tông Thiên thai cho giáo pháp của ba giáo này là quyền giáo ứng cơ (giáo tạm thời thích ứng với các căn cơ), chứ chưa phải là giáo pháp rốt ráo viên dung, nên gọi là Thiên (một nửa, lệch về một bên = thiên chấp). Tích là chia chẻ; Tiểu chỉ cho giáo pháp Tiểu thừa (Tạng giáo) hoặc chấp vào giáo thuyết tư tưởng hời hợt hẹp hòi; Thán là khen ngợi; Đại chỉ cho giáo pháp Đại thừa hoặc giáo thuyết tư tưởng giữ lí trung chính, không thiên lệch, sâu xa, rộng lớn, viên dung; Bao là ca ngợi; Viên chỉ cho Viên giáo, tức giáo thứ 4 trong bốn giáo hóa pháp. Những giáo pháp do đức Phật nói trong suốt cuộc đời Ngài đã được đời sau kết tập thành các bộ loại kinh điển, tông Thiên thai dựa vào đó mà chia làm năm thời là thời Hoa nghiêm, thời Lộc uyển (A hàm), thời Phương đẳng, thời Bát nhã, thời Pháp hoa Niết bàn và tám giáo là bốn giáo Hóa nghi và bốn giáo Hóa pháp. Trong năm thời giáo, tông Thiên thai cho rằng đặc điểm của giáo pháp thời Phương đẳng là ở chỗ đàn thiên tích tiểu, thán đại bao viên, tức là chê bai sự nông cạn, thiên lệch, chưa rốt ráo của Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo và khen ngợi diệu nghĩa sâu rộng viên dung của Viên giáo; hoặc chỉ trích bác bỏ sự thiên chấp của Tiểu thừa giáo (Tạng) và khen ngợi Đại thừa giáo (Thông, Biệt, Viên). Mục đích của phương tiện Đàn thiên tích tiểu là nhằm giáo hóa hàng căn cơ Nhị thừa bỏ Tiểu theo Đại, hướng tới Thượng thừa. Trong các bản kinh thuộc Phương đẳng bộ, tông Thiên thai cho kinh Duy ma có thể hiển bày rõ tính chất đặc biệt đàn thiên tích tiểu, thán đại bao viên này nhất. Như trong Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm quyển 19, ngài Kinh khê Trạm nhiên cho rằng, phẩm Bồ tát trong kinh Duy ma thể hiện đủ tính chất Đàn thiên, phẩm Đệ tử thể hiện đủ tính chất Tích tiểu, phẩm Quán chúng sinh thể hiện đủ tính chất Thán đại, còn sự khen ngợi bồ tát Văn thù và cư sĩ Duy ma trong kinh thì thể hiện đủ tính chất Bao viên. Về tám giáo, thì bốn giáo Hóa nghi là những nghi tắc, phương thức giáo hóa chúng sinh của đức Phật được chia làm bốn loại lớn là Đốn giáo, Tiệm giáo, Bí mật giáo và Bất định giáo. Còn bốn giáo Hóa pháp thì chia phương pháp hóa đạo chúng sinh của đức Phật làm 4 loại lớn là Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo và Viên giáo. Trên đây là tổng thuyết giáo phán của tông Thiên thai và trong năm thời thì mỗi thời đều có đặc sắc và tinh thần chỉ thú riêng. [X. Tứ giáo nghi tập chú Q.thượng; Tứ giáo nghi tập chú bán tự đàm Q.1].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguồn chân lẽ thật


Thắp ngọn đuốc hồng


Phúc trình A/5630


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.210.239.12 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (390 lượt xem) - Việt Nam (123 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...