Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đàm vô sấm »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đàm vô sấm








KẾT QUẢ TRA TỪ


đàm vô sấm:

(曇無讖) (385 - 433) Vị tăng dịch kinh ở thời Bắc Lương. Cũng gọi Đàm vô sám, Đàm mâu sấm, Đàm vô la sấm, Đàm ma sấm, Đàm mô sấm, Đàm la vô sấm. Dịch ý là Pháp phong, người Trung Ấn độ, xuất thân từ dòng dõi Bà la môn. Mới đầu sư học giáo pháp Tiểu thừa kiêm cả Ngũ minh, giảng nói thao thao, ứng đáp lưu loát. Về sau, sư gặp thiền sư Bạch đầu, được học kinh Đại bát niết bàn, cảm thấy tự thẹn, liền đổi hướng chuyên học Đại thừa. Năm 20 tuổi, sư có thể tụng hơn 200 vạn lời kinh Đại thừa và Tiểu thừa. Sư còn giỏi về chú thuật, được nhà vua kính trọng và tôn xưng là Đại Chú Sư. Sau, sư đem năm phẩm trước của kinh Đại bát niết bàn, kinh Bồ tát giới và Bồ tát giới bản truyền vào nước Kế tân, rồi đến Cưu tư, nhưng hai nước này phần nhiều tu học theo Tiểu thừa, nên sư đi qua đất Thiện thiện để đến Đôn hoàng. Niên hiệu Huyền thủy năm đầu (412), Hà tây vương là Thư cừ Mông tốn rước sư vào Cô tang, tiếp đãi rất trọng hậu; sư ở đây học chữ Hán ba năm, rồi bắt đầu phiên dịch phần trước của kinh Niết bàn, bấy giờ các ngài Tuệ tung và Đạo lãng đảm nhận chứcBút thụ.Sau, vì kinh Niết bàn còn thiếu một số phẩm nên sư qua nước Vu điền tìm kiếm, khi tìm được đầy đủ, sư trở về Cô tang tiếp tục dịch trọn bộ gồm 36 quyển (tức là kinh Niết bàn bản 40 quyển hiện nay). Cũng trong thời gian này, nhận lời thỉnh cầu của các ngài Tuệ tung, Đạo lãng, sư lần lượt phiên dịch kinh Phương đẳng đại tập 39 quyển, kinh Kim quang minh 4 quyển, kinh Bi hoa 10 quyển, kinh Bồ tát địa trì 8 quyển, Bồ tát giới bản 1 quyển v.v... tất cả gồm hơn 60 vạn lời. Bấy giờ, vua Thái vũ đế nhà Bắc Ngụy nghe sư giỏi về phương thuật liền sai sứ đến đón sư. Thư cừ Mông tốn sợ rằng sư có thể trao cho Bắc Ngụy nhiều pháp thuật hay, nên nhân dịp sư về Ấn độ tìm thỉnh thêm phần sau của kinh Niết bàn, Mông tốn sai thích khách giết hại sư giữa đường, lúc đó sư được 49 tuổi. Kinh Niết bàn do ngài Đàm vô sấm dịch gọi là kinh Niết bàn bản Bắc, còn ở miền Nam có sư Tuệ nghiêm và cư sĩ Tạ linh vận sửa lại kinh Nê hoàn 6 quyển do ngài Pháp hiển dịch thành kinh Đại bát niết bàn gồm 36 quyển, được gọi là kinh Niết bàn bản Nam. Do đó đã đưa đến việc học phái Niết bàn hưng khởi. Về các kinh điển do sư dịch, các bản Kinh lục ghi chép không giống nhau: Xuất tam tạng kí tập nói sư dịch được 11 bộ, 117 quyển; Đại đường nội điển lục thì ghi 24 bộ, 151 quyển. Ngoài ra, cứ theo Hoa nghiêm kinh sớ quyển 1, thì sư đã nương vào kinh Niết bàn mà lập Bán tự giáo và Mãn tự giáo, lấy tạng Thanh văn làm Bán tự giáo và tạng Bồ tát làm Mãn tự giáo. [X. Bắc bản Đại bát niết bàn kinh tự; Đại bát niết bàn kinh huyền nghĩa Q.hạ; Xuất tam tạng kí tập Q.2, Q.8, Q.9, Q.14; Lương cao tăng truyện Q.2, Q.3; Lịch đại tam bảo kỉ Q.3; Đại đường nội điển lục Q.3].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phát tâm Bồ-đề


Công đức phóng sinh


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...