Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm.
(Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không.
(The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng.
(Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích.
(I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ.
(There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại trí độ luận
KẾT QUẢ TRA TỪ
đại trí độ luận:
(大智度論) Phạm: Mahàprajĩàpàramitazastra. Gồm 100 quyển, do bồ tát Long thụ soạn, ngài Cưu ma la thập dịch vào đời Hậu Tần, thu vào Đại chính tạng tập 25. Cũng gọi Đại trí độ kinh luận, Ma ha bát nhã thích luận, Đại trí thích luận, Thích luận, Trí độ luận, Trí luận, Đại luận. Nội dung luận này là giải thích kinh Đại phẩm bát nhã. Đại trí độ là dịch ý của từ Ma ha bát nhã ba la mật (nghĩa là đại trí tuệ vượt qua đến bờ bên kia). Tương truyền nguyên văn của bộ luận này có hơn mười vạn bài tụng, như vậy, bản 100 quyển hiện nay là ngài Cưu ma la thập đã dịch rút gọn lại, nếu dịch toàn bộ thì số quyển sẽ tới hơn 1.000. Bài tựa đầu sách là do sư Tăng duệ soạn. Luận này viện dẫn rất nhiều kinh điển, là bộ luận rất quan trọng để lí giải Phật giáo Đại thừa. Luận này giảng giải rõ ràng về học thuyết, tư tưởng, dụng lệ, truyền thuyết, lịch sử, địa lí, qui định thực tiễn và tăng già. Những kinh luận được dẫn dụng bao gồm Thánh điển nguyên thủy, các bộ luận của Phật giáo bộ phái và các kinh điển của Phật giáo Đại thừa ở thời kì đầu, như: Pháp hoa, Hoa nghiêm v.v... Luận cũng đề cập đến học phái Thắng luận và các hệ tư tưởng khác của Ấn độ ở thời bấy giờ, có thể nói đây là bộ Bách khoa toàn thư của Phật giáo thời bấy giờ. Về phương diện hoằng dương tư tưởng Bát nhã, ngài Long thụ còn một tác phẩm lớn nữa là Trung luận, đã đứng trên lập trường phủ định mà nói Bát nhã giai không, nhưng Đại trí độ luận thì đứng trên lập trường khẳng định tích cực mà tuyên dương Chư pháp thực tướng, ra sức phát huy tư tưởng Bồ tát đại thừa và sáu ba la mật thực tiễn. Cho nên, từ luận Đại trí độ, ta có thể hiểu rõ đại cương học thuyết Phật giáo ở thời kì trước ngài Long thụ, còn các học thuyết của Phật giáo Đại thừa từ ngài Long thụ trở về sau thì hầu như đều lấy luận Đại trí độ làm trung tâm để khai triển. Đây chính là lí do cắt nghĩa tại sao ngài Long thụ đã được suy tôn là Bát tông tổ sư (Tổ sư của tám tông). Bởi vì Đại trí độ không những chỉ là bộ luận trọng yếu đã hình thành tư tưởng duy thức ở Ấn độ, mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đối với tư tưởng Chân như trong luận Đại thừa khởi tín, tư tưởng không và trung đạo là tương tức v.v... Ngoài ra, Phật thân quan và Pháp thân quan trong luận này là mở đường cho tư tưởng Mật giáo và là nguồn gốc của chân ngôn đà la ni. Từ khi được dịch ra, một phong trào nghiên cứu luận Đại trí độ nổi lên rất rầm rộ, rồi cùng với học phái Tam luận (Trung luận, Bách luận, Thập nhị môn luận), nó được kết hợp lại mà thành là học phái Tứ luận. Luận này được rất nhiều tông phái dẫn dụng, Tứ giáo nghĩa quyển 12 của tông Thiên thai đã tôn là Đại thừa thông thân luận. Thời gần đây, bản chép tay ngày xưa của luận này đã được đào thấy ở Đôn hoàng và Tân cương, đề tên: Ma ha bát nhã ba la mật ưu ba đề xá. Đem so sánh giữa bản hiện nay với bản chép tay này, thì thấy trong bản hiện nay có nhiều chỗ sai sót. Về sách chú sớ luận này thì rất nhiều, nhưng quan trọng hơn cả thì có: - Đại trí độ luận sao 20 quyển của ngài Tuệ viễn. - Đại trí độ luận sớ của ngài Đàm ảnh. - Đại trí độ luận sớ 14 quyển của ngài Tăng khản. - Thích luận huyền môn 1 quyển của ngài Tuệ tư. - Đại trí độ luận thích 10 quyển của ngài Hạnh hạ. - Đại trí độ luận sớ 24 quyển của ngài Tuệ ảnh. [X. Xuất tam tạng kí tập Q.2, Q.8, Q.10; Đại đường nội điển lục Q.3, Q.5; Tục cao tăng truyện Q.13].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển
Quy Sơn cảnh sách văn
An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ
Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...