Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích.
(Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra.
(It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường.
(Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại thừa khởi tín luận nghĩa kí
KẾT QUẢ TRA TỪ
đại thừa khởi tín luận nghĩa kí:
(大乘起信論義記) Gồm 3 quyển, do ngài Pháp tạng soạn vào đời Đường. Cũng gọi Đại thừa khởi tín luận sớ, Khởi tín luận nghĩa kí, Tạng sớ, Hiền thủ sớ, thu vào Đại chính tạng tập 44. Là một trong 3 bộ sớ lớn của luận Đại thừa khởi tín. Sách này đứng trên lập trường của tông Hoa nghiêm mà chú thích luận Đại thừa khởi tín. Nội dung chia làm 10 môn: 1. Giáo khởi sở nhân (Lí do lập giáo). 2. Chư tạng sở nhiếp (Được thu nhiếp vào tạng nào). 3. Hiển giáo phân tề (Hiển bày phạm vi của giáo). 4. Giáo sở bị cơ (Những căn cơ được giáo thu nhiếp). 5. Năng thuyên giáo thể (Giáo thể giải thuyết rõ ràng). 6. Sở thuyên tông thú (Tông thú được giảng giải rõ ràng). 7. Thích luận đề mục (Giải thích tên của bộ luận). 8. Tạo luận thời tiết (Tạo luận vào thời gian nào). 9. Phiên dịch niên đại (Luận được phiên dịch vào năm nào). 10. Tùy văn giải thích Giải thích chính văn). Trong Hiển giáo phân tề, trước hết thuật về 3 thời phán giáo từ ngài Tam tạng Nhật chiếu truyền đến các ngài Giới hiền và Trí quang, kế đến bàn tổng quát về các kinh, luận Đại thừa, Tiểu thừa truyền vào Trung quốc và chia làm 4 tông: 1. Tông Tùy tướng pháp chấp, gồm các kinh Tiểu thừa. 2. Tông Chân không vô tướng, gồm kinh Bát nhã, luận Trung quán. 3. Tông Duy thức pháp tướng, gồm kinh Thâm mật, luận Du già v.v... 4. Tông Như lai duyên khởi, gồm kinh Lăng già, kinh Mật nghiêm, luận Bảo tính, luận Khởi tín v.v... Sách này không dùng Ngũ giáo phán của tông Hoa nghiêm mà lập ra Tứ giáo và phối hợp luận Khởi tín với tông Như lai duyên khởi: Đây là điểm sai khác rất lớn với ý thú xưa nay. Ngoài ra, sách này lại cho rằng thức A lê da trong luận Khởi tín tức là thức A lại da của các nhà Duy thức, lại phối hợp Nghiệp tướng, Năng kiến tướng và Cảnh giới tướng trong Tam tế với Tự thể phần, Kiến phần và Tướng phần, còn Lục thô thì từ Trí tướng trở xuống thông với thức thứ 6, đồng thời, cho rằng luận Khởi tín chỉ nêu thức thứ 6 và thức thứ 8 chứ chưa bàn đến thức thứ 7. Những điều nói trên đều là đặc sắc của sách này, mà các bản chú sớ khác về luận Khởi tín chưa bì kịp. Bản sớ này cùng với hai bản sớ của ngài Tuệ viễn và Nguyên hiểu được gọi chung là ba bộ sớ lớn của luận Khởi tín, nhưng bản sớ này được lưu hành rộng rãi hơn cả. Sách này vốn có 3 quyển, phần chính văn có bản riêng; về sau, ngài Tông mật đời Đường hợp chung sớ và chính văn làm một rồi xuất bản, nhưng lược bớt khá nhiều văn sớ của sách này. Từ đời Tống về sau, phần nhiều người ta chú trọng bản sớ của ngài Tông mật chứ không biết có bản sớ này. Sau, ngài Phụng đàm người Nhật khảo đính lại bản sớ này rồi hợp chung với phần chính văn thành bộ 5 quyển, lưu hành rất thịnh. Đời Thanh, Dương văn hội cảm thấy sách này bị cắt xén, mới tìm lại bản cũ, đối chiếu, sửa chữa rồi ấn hành thành 7 quyển rất được học giới xem trọng. Sách này có nhiều bản chú sớ, nhưng quan trọng hơn cả là: Khởi tín luận sớ 4 quyển của ngài Tông mật, Giáo lí sao 19 quyển của ngài Trạm duệ, Giảng nghĩa 3 quyển của ngài Tuệ trừng, Khởi tín luận huyễn hổ lục 5 quyển của ngài Phụng đàm, Yếu quyết 3 quyển của ngài Phổ giới. [X. Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.1; Đường thư nghệ văn chí thứ 49; Tân biên chư tông giáo tạng tổng lục Q.3; Đại thừa khởi tín luận chi nghiên cứu].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
Đừng đánh mất tình yêu
Chuyển họa thành phúc
Đừng bận tâm chuyện vặt
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...