Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại thừa khởi tín luận »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại thừa khởi tín luận








KẾT QUẢ TRA TỪ


đại thừa khởi tín luận:

(大乘起信論) Có 1 quyển, cũng gọi Khởi tín luận, tương truyền do bồ tát Mã minh (Phạm: Azvaghoza) của Ấn độ tạo, ngài Chân đế (499 - 569) dịch vào đời Lương thuộc Nam triều, thu vào Đại chính tạng tập 32. Nội dung sách này thuyết minh về duyên khởi Như lai tạng và tướng phát tâm tu hành của Bồ tát, phàm phu v.v... Tức là từ hai phương diện lí luận và thực tiễn mà qui kết về trung tâm tư tưởng của Phật giáo Đại thừa. Đây là bộ sách nhập môn trọng yếu của tư tưởng Phật giáo. Toàn bộ luận chia làm 3 phần, gồm 5 thiên: 1. Phần tựa: Có 1 thiên Nhân duyên, nêu ra 8 tiết để trình bày về nhân duyên (lí do) tạo luận. 2. Phần chính tông gồm 3 thiên: Thiên lập nghĩa, thiên Giải thích và thiên Tín tâm tu hành. Trong 3 thiên này, thì thiên Lập nghĩa và thiên Giải thích nói rõ về lí luận Nhất tâm, Nhị môn, Tam đại. - Nhất tâm tức chỉ cho nhất tâm tuyệt đối, là tâm chúng sinh, cũng là tâm Như lai tạng (Chân như). Bởi vì vạn hữu trong thế giới đều do Chân như hiển hiện, tất cả chúng sinh xưa nay vốn ở Niết bàn thường trụ, không có sinh diệt. - Nhị môn, tức chỉ cho Tâm chân như môn và Tâm sinh diệt môn. Chân như môn tức là chân như tuyệt đối, giải thích rõ bản thể của tâm tính chúng sinh không sinh không diệt, xa lìa tướng nói năng, rốt ráo bình đẳng, thường hằng bất biến. Còn tâm sinh diệt môn thì thuyết minh về mặt hiện tượng của tâm tính chúng sinh, tức là Chân như duyên khởi. - Tam đại là chỉ cho Thể đại, Tướng đại và Dụng đại. Thiên Tín tâm tu hành thì nói pháp môn thực tiễn của Tứ tín và Ngũ hạnh. Tứ tín là dốc lòng tin nơi Tam bảo và Chân như. Ngũ hạnh là thực hành bố thí, giữ giới, nhịn nhục, tinh tiến, chỉ quán. 3. Phần lưu thông: Có 1 thiên Khuyên tu lợi ích, nói rõ người thụ trì luận Đại thừa khởi tín sẽ được lợi ích rộng lớn. Từ Lịch đại tam bảo kỉ trở về sau, phần nhiều các Kinh lục (mục lục kinh) đều cho luận Đại thừa khởi tín là do ngài Mã minh tạo, ngài Chân đế dịch, nhưng Chúng kinh mục lục quyển 5 đời Tùy thì nói (Đại 55, 142 thượng): Người ta cho rằng luận Đại thừa khởi tín 1 quyển là do Chân đế dịch, nhưng xét trong Chân đế lục không có luận này, nên còn nghi. Do đó, Lịch đại tam bảo kỉ đã xếp luận Đại thừa khởi tín vào Nghi hoặc bộ. Còn Tứ luận huyền nghĩa quyển 10, quyển 12 thì nói rằng luận Đại thừa khởi tín là do một vị luận sư của tông Địa luận ngụy tạo, bởi vì thuyết Tâm Như lai tạng có năng lực sinh khởi tất cả pháp sinh diệt trong luận Đại thừa khởi tín rất phù hợp với Tông thuyết của các Địa luận sư. Khai nguyên thích giáo lục quyển 8 cũng tỏ ý tồn nghi. Hơn nữa, vì bản tiếng Phạm của luận này đến nay đã thất lạc, mà trong tạng kinh Tây tạng cũng chưa thu chép, cho nên, sự nghi ngờ là ngụy tác lại càng thêm mạnh. Tuy nhiên, những người thừa nhận luận này là thật vẫn giữ vững lập trường của mình, nên vấn đề thật, giả của bộ luận đã trở thành một nghi án đã gây ra cuộc tranh luận dai dẳng trong giới Phật giáo từ xưa đến nay. Tóm lại, về nguồn gốc của luận Đại thừa khởi tín có 3 thuyết: 1. Do ngài Mã minh sáng tác trước thời ngài Long thụ. 2. Do một người trùng tên với ngài Mã minh soạn sau ngài Long thụ. 3. Do người Trung quốc ngụy tạo. Nhưng, cho đến nay, vẫn chưa có thuyết nào được dứt khoát thừa nhận là đúng. Trong giới nghiên cứu Phật giáo cận đại, ông Vọng nguyệt Tín hanh - một học giả Nhật bản - một lần nữa lại khơi dậy cuộc tranh luận. Từ kết quả khảo chứng, Vọng nguyệt Tín hanh viết cuốn Đại thừa khởi tín luận chi nghiên cứu, trong đó, ông phủ nhận luận Khởi tín là tác phẩm của ngài Mã minh. Tiếp theo, các học giả Trung quốc như Lương khải siêu, Âu dương tiệm, Lữ trừng, Vương âm v.v... cũng nối nhau phê phán tính cách chân thực của luận này. Đối lại, phía bênh vực Khởi tín luận thì có: Thái hư, Chương thái viêm, Đường đại viên, Ấn thuận v.v... Đặc biệt hơn, học giả Phật giáo người châu Âu nổi tiếng là ông P. Demieville có viết bài Đại thừa khởi tín luận nghiên cứu, trong đó, ông trưng ra nhiều chứng liệu để khẳng định luận này chính là tác phẩm của ngài Mã minh, giúp cho phía bênh vực luận Khởi tín thêm một sức mạnh đáng kể. Nhưng rất tiếc là bản văn của ông P. Demieville chưa được dịch ra Hán văn nên rất ít người Trung quốc được biết đến. Hai thuyết khẳng định và phủ nhận tuy trái nhau nhưng cùng cho rằng luận Khởi tín là một tác phẩm vĩ đại của Phật giáo Đại thừa, chứa đựng những tư tưởng nghiêm mật, sâu sắc. Tại Trung quốc, các tông phái chủ yếu của Phật giáo như: Hoa nghiêm, Thiên thai, Tịnh độ, Thiền, Mật tông v.v... đều chịu ảnh hưởng của luận Khởi tín rất sâu, và nhiều tông phái cũng đã lấy đó làm chỗ y cứ. Những bậc đại sư các đời phần nhiều cũng viết sách để hoằng dương hoặc dẫn dụng yếu chỉ của luận này trong những tác phẩm của mình. Như các ngài: Đàm diên, Tuệ viễn, Đạo xước, Cát tạng, Trí khải, đời Tùy; Nguyên hiểu, Pháp tạng, Trừng quán, Tông mật, Trạm nhiên, đời Đường; Diên thọ, Tri lễ, đời Tống v.v... Luận này còn có bản dịch mới 2 quyển do ngài Thực xoa nan đà dịch vào đời Đường, nhưng không được lưu hành rộng rãi. Phần nhiều chú sớ xưa nay đều dùng bản dịch của ngài Chân đế, còn bản dịch của ngài Thực xoa nan đà thì chỉ có ngài Trí húc đời Minh chú giải (Khởi tín luận liệt cương sớ). Ngoài các bản Hán dịch ra, luận này còn có hai bản Anh dịch: 1. Azvaghowa’s discourse on the awakening of faith in the Mahàyàna, do Suzuki người Nhật dịch được ấn hành năm 1900 ở Mĩ quốc. 2. The Awakening of faith được phát hành ở Thượng hải năm 1907. Luận này có rất nhiều chú sớ, nhưng nổi tiếng hơn cả thì có: Khởi tín luận nghĩa sớ của ngài Tuệ viễn đời Tùy, Khởi tín luận sớ của ngài Nguyên hiểu người Tân la, Khởi tín luận nghĩa kí của ngài Pháp tạng đời Đường. Ba bộ sớ trên hợp chung lại gọi là Khởi tín luận tam sớ. Ngoài ra còn có: Khởi tín luận sớ (Chân đế), Nhất tâm nhị môn đại ý (Trí khải), Khởi tín luận sớ (Trí nghiễm), Khởi tín luận đồng dị lược tập (Kiến đăng-Tân la), Khởi tín luận sớ chú (Tông mật), Khởi tín luận bút tước kí (Tử tuyền), Khởi tín luận toản chú (Chân giới), Khởi tín luận trực giải (Đức thanh), Khởi tín luận tục sớ (Thông luận)v.v... cũng được giới học giả xưa nay xem trọng. [X. Đại đường nội điển lục Q.5; Đại chu san định chúng kinh mục lục Q.6; Chí nguyên pháp bảo khám đồng tổng lục Q.9; Cổ kim dịch kinh đồ kỉ Q.4; Tam luận huyền sớ văn nghĩa yếu Q.2; Tục cao tăng truyện Q.4 Huyền trang truyện; Đại thừa khởi tín luận khảo chứng (Lương khải siêu); Đại thừa khởi tín luận chân ngụy biện (Thư cục Kiến khang); Đại thừa khởi tín luận giảng kí (Ấn thuận); Đại thừa khởi tín luận dữ Lăng nghiêm khảo biện (Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san tập 35); Đại thừa khởi tín luận khai đề (Kim tân Hồng nhạc, Phật giáo đại hệ)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Phật pháp ứng dụng


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.47.253 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (13 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...