Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại tập kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại tập kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


đại tập kinh:

(大集經) Gồm 60 quyển, do ngài Đàm vô sấm dịch vào đời Bắc Lương. Gọi đủ: Đại phương đẳng đại tập kinh (Phạm: Mahà-saônipàtasùtra, Tạng: Fdus-pa-chan-po), thu vào Đại chính tạng tập 13. Nội dung tập hợp các kinh thuộc Đại tập bộ, là pháp tạng sâu xa mầu nhiệm, như 16 đại bi, 32 nghiệp v.v... mà đức Phật đã nói cho các Bồ tát và các trời, rồng, quỉ thần trong mười phương cõi Phật nghe sau khi Ngài thành đạo được 16 năm. Chủ yếu nói về sáu pháp ba la mật của Đại thừa, về tính không của các pháp, về Mật giáo và Đà la ni cùng các việc chư Thiên hộ trì chính pháp v.v... Toàn kinh chia ra 17 phẩm: 1. Phẩm Anh lạc: Nửa đầu quyển 1, tường thuật việc đức Phật lên tòa Sư tử nói về pháp môn Vô ngại. 2. Phẩm Đà la ni tự tại vương bồ tát: Từ nửa cuối quyển 1 đến quyển 4, trình bày việc đức Phật nói về Tam học giới định tuệ và 4 pháp Anh lạc trang nghiêm đà la ni cho bồ tát Đà la ni tự tại vương nghe. 3. Phẩm Bảo nữ: Quyển 5 và quyển 6, nói về 32 loại Bảo tâm mà đồng nữ Bảo nữ đã thành tựu. 4. Phẩm Bất huyến bồ tát: Tức quyển 7, đức Phật nói cho bồ tát Bất huyến nghe về ý chỉ chủ yếu của tám môn Đà la ni, tám tinh tiến, tám pháp, tám trang nghiêm, tám phát tâm v.v... 5. Phẩm bồ tát Hải tuệ: Từ quyển 8 đến quyển 10, đức Phật nói cho bồ tát Hải tuệ nghe về ý nghĩa của Đại thừa, phát nguyện của Bồ tát, tam muội Tịnh ấn, chú Tứ thiên vương, Ma nghiệp v.v... 6. Phẩm Vô ngôn bồ tát: Tức quyển 12, đức Phật căn cứ vào những điều bồ tát Vô ngôn trình bày mà giải thích rõ về pháp tính của vô ngôn, vô thanh, không v.v... 7. Phẩm Bất khả thuyết bồ tát: Tức quyển 13, trình bày việc bồ tát Bất khả thuyết nói về 16 pháp phát tâm Vô thượng bồ đề và 32 pháp tăng trưởng tâm bồ đề v.v... 8. Phẩm Hư không tạng bồ tát: Từ quyển 14 đến quyển 18, đức Phật giảng cho bồ tát Hư không tạng nghe về sáu pháp ba la mật và các đức nghiệp của Bồ tát. 9. Bảo chàng phần: Từ quyển 19 đến quyển 21, chia làm 13 phẩm là phẩm Ma khổ, phẩm Vãng cổ, phẩm Ma điều phục v.v... 10. Hư không mục phần: Từ quyển 22 đến quyển 24, chia làm 10 phẩm là phẩm Thanh văn, phẩm Thế gian mục, phẩm Di lặc v.v... 11. Phẩm Bảo kế bồ tát: Từ quyển 25 đến quyển 26, đức Phật nói cho các bồ tát Bảo kế v.v... về các hạnh ba la mật của Bồ tát, hạnh trợ bồ đề, thần thông và điều phục chúng sinh. 12. Phẩm Vô tận ý bồ tát: Từ quyển 27 đến quyển 30, đức Phật giảng rõ về sự vô tận của sáu ba la mật, bốn tâm vô lượng, sáu thần thông, bốn nhiếp pháp, bốn trí vô ngại, bốn chỗ nương tựa v.v... 13. Nhật mật phần: Từ quyển 31 đến quyển 33, gồm 6 phẩm như phẩm Hộ pháp, phẩm Tứ phương Bồ tát tập v.v... 14. Nhật tạng phần: Từ quyển 34 đến quyển 45, gồm 13 phẩm là phẩm Hộ trì chính pháp, phẩm Đà la ni v.v... 15. Nguyệt tạng phần: Quyển 46 đến quyển 56, gồm 20 phẩm như phẩm Nguyệt chàng thần chú, phẩm Ma vương Ba tuần nghệ Phật sở v.v... 16. Tu di tạng phần: Từ quyển 57 và quyển 58, gồm 4 phẩm là phẩm Thanh văn phẩm Bồ tát thiền bản nghiệp v.v... 17. Thập phương Bồ tát phần: Quyển 59 và quyển 60, nói về 50 thứ tội tính toán, so đo. Trong 17 phẩm nêu trên, từ phẩm 1 đến phẩm 11 là do ngài Đàm vô sấm dịch. Phẩm 12 do các ngài Trí nghiêm và Bảo vân dịch chung vào thời Lưu Tống thuộc Nam triều. Phẩm này có bản lưu hành riêng là kinh Vô tận ý bồ tát. Phẩm 13 do ngài Đàm vô sấm dịch. Các phẩm 14, 15, 16 do ngài Na liên đề da xá dịch, những bản lưu hành riêng của 3 phẩm này là: Kinh Đại thừa đại phương đẳng đại tập nhật tạng, kinh Đại thừa đại phương đẳng đại tập nguyệt tạng và kinh Đại thừa Tu di tụng. Phẩm 17 được soạn tập từ kinh Minh độ ngũ thập giáo kế do ngài An thế cao dịch vào thời Đông Hán mà thành. Ngoài ra, còn có các kinh là bản dịch khác của một số phẩm, như phẩm 1 và 2 là kinh Đại ai 8 quyển, do ngài Trúc pháp hộ dịch vào đời Tây Tấn. Phẩm 3 là kinh Bảo nữ sở vấn 4 quyển, do ngài Trúc pháp hộ dịch. Phẩm 5 là kinh Hải ý bồ tát sở vấn tịnh ấn pháp môn 18 quyển, do ngài Duy tịnh dịch vào đời Bắc Tống. Phẩm 6 là kinh Vô ngôn đồng tử 2 quyển, do ngài Trúc pháp hộ dịch. Phẩm 8 là kinh Đại tập đại Hư không tạng bồ tát sở vấn 8 quyển, do ngài Bất không dịch vào đời Đường. Phẩm 9 là kinh Bảo tinh đà la ni 10 quyển, do ngài Ba la phả mật đa la dịch vào đời Đường. Phẩm 11 là kinh Bảo kế bồ tát sở vấn 2 quyển, do ngài Trúc pháp hộ dịch. Phẩm 12 là kinh A sai mạt bồ tát 7 quyển, do ngài Trúc pháp hộ dịch. Trong tạng kinh Tây tạng không có Đại tập bộ mà chỉ thấy nội dung của các kinh nêu trên đây được ghi chép rải rác trong các kinh điển khác, nhưng không có Nguyệt tạng phần. Thời gần đây, những mảnh rời rạc của nguyên bản tiếng Phạm đã được đào thấy ở Tân cương, trong đó có phần tương đương với phẩm Vãng cổ trong Bảo chàng phần của kinh này, về sau, học giả F. W. Thomas người Anh giáo đính và xuất bản. Về chú sớ của kinh này thì có Đại tập kinh sớ 16 quyển (Khuyết danh), Đại tập kinh sớ 5 quyển (Pháp sư Cảnh soạn), Nguyệt tạng phần y nghĩa lập danh 1 quyển (Tín hành soạn) v.v... nhưng nay đều đã thất truyền. [X. Xuất tam tạng kí tập Q.2; Lịch đại tam bảo kỉ Q.12; Khai nguyên thích giáo lục Q.4, Q.7; Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục Q.6].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lược sử Phật giáo


Nguyên lý duyên khởi


Các tông phái đạo Phật


Quy Sơn cảnh sách văn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.67.16 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...