Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã.
(Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc.
(The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đại phạm thiên
KẾT QUẢ TRA TỪ
đại phạm thiên:
(大梵天) Phạm, Pàli: Mahàbrahmà-deva. Vị trời ở tầng thứ 3 thuộc Sơ thiền cõi Sắc. Cũng gọi Phạm thiên vương, Phạm thiên, Phạm vương, Đại phạm, Phạm đồng tử (Phạm: Brahmà samaôkumàra), Thế chủ thiên, Sa bà thế giới chủ (Phạm: Brahmà sahàôpati). Dịch âm: Ma ha phạm, Phạm ma tam bát. Theo tư tưởng Ấn độ thời cổ, Đại phạm thiên tồn tại độc lập, tự nhiên mà có, không do người tạo ra, là cha của chúng sinh, tất cả chúng sinh đời sau đều do mình hóa ra, tự cho mình biết hết nghĩa lí trong các sách, là bậc tôn quí, giầu sang và mạnh mẽ nhất, thống lãnh đại thiên thế giới. Từ thời đại Phạm thư đến nay Đại phạm thiên được coi là thần cách; về sau, người Bà la môn lại tôn Đại phạm thiên là vị Chủ thần được tôn sùng hơn hết các thần. Vào cuối thời đại Lê câu phệ đà ở Ấn độ, Kì đảo chủ thần (Phạm: Brahmanaspati) được tôn là vị thần cao nhất, đồng thời, được coi là nguyên lí tạo thành vũ trụ. Nhưng, đến đầu thời đại Phạm thư thì Sinh chủ thần (Phạm:Prajàpati) được tôn làm thần tối cao. Không bao lâu, người ta lại sùng bái Đại phạm, vì cho rằng Đại phạm là từ Kì đảo chủ thần tiến hóa lên. Lúc đầu, Phạm thiên là con của Sinh chủ thần, về sau dần dần chiếm được ưu thế, bèn giữ địa vị thay cho Sinh chủ thần và trở thành nguyên lí sáng tạo thế giới. Đến thời kì Áo nghĩa thư, thì Đại phạm thiên có đầy đủ ba tính chất là thực hữu (Phạm:satya), tri (Phạm:jĩàna) và diệu lạc (Phạm:ànanda) mà trở thành nguyên lí tuyệt đối duy nhất thường trụ; nguyên lí tuyệt đối này kết hợp với tiểu ngã (Phạm:àtman) mà sản sinh ra thuyết Phạm ngã nhất như. Đây là tư tưởng trung tâm của Áo nghĩa thư. Đến thời đại Ma ha bà la đa (Phạm: Mahàbhàrata), do sự hưng khởi của tư tưởng Nhất thể tam phân (Phạm: trimùrti, một thể chia ba) mà Phạm thiên (Phạm:Brahmà) được coi là cùng thể với hai thần Tì thấp nô (Phạm:Viwịu) và Thấp bà (Phạm:Ziva), lúc đầu, Phạm thiên đứng đầu ba vị, nhưng sau dần dần bị hạ thấp. Trong thuyết Tam giới của Phật giáo, các trời ngoại đạo này được xếp vào hai cõi Dục và Sắc, Phạm thiên được liệt vào trời Sơ thiền cõi Sắc, thông thường có ba nơi, bốn nơi khác nhau. Theo luận Đại trí độ quyển 9 và luận Đại tì bà sa quyển 98, thì ba nơi là: Phạm chúng thiên, Phạm phụ thiên, Đại phạm thiên. Còn theo phẩm Đao lợi thiên trong kinh Trường a hàm quyển 20, thì bốn nơi là: Phạm thân thiên, Phạm phụ thiên, Phạm chúng thiên, Đại phạm thiên. Ba nơi và bốn nơi đều gọi chung là Phạm thiên. Cứ theo luận Đại tì bà sa quyển 98, thì thân của Đại phạm thiên cao 1,5 du thiện na (do tuần), sống lâu 1,5 đại kiếp, trong đó, năm trung kiếp sống một mình, năm trung kiếp nữa sống chung với các vị trời khác, rồi năm trung kiếp kế tiếp lại sống một mình, cõi này thuộc Thiền trung gian của Sơ tĩnh lự địa (Sơ thiền thiên). Trong các bộ A hàm và kinh Đại thừa thường nói vị vua trời này tin sâu Phật pháp, giúp đỡ đức Phật trong việc giáo hóa, mỗi lần gặp Phật ra đời, thì Đại phạm thiên vương trước tiên thỉnh Phật chuyển pháp luân, rồi tay cầm phất tử mầu trắng, ngồi trong hội tòa nghe Phật nói pháp. Về sau, Đại phạm thiên cùng với Đế thích thiên đều được đức Phật phó chúc hộ trì đất nước và Phật pháp, nên rất được Hiển giáo và Mật giáo tôn sùng. Mật giáo coi Phạm thiên là một trong 12 vị trời, hoặc là một trong 28 bộ chúng của Thiên thủ Quan âm. Phạm thiên được đặt ở phía nam của cửa Đông thuộc viện Ngoại kim cương bộ trong Hiện đồ mạn đồ la Thai tạng giới, hình tượng mầu da người, đầu đội mũ hình búi tóc, có bốn mặt, bốn tay. Cứ theo Đại nhật kinh sớ quyển 5 chép, thì trong bốn tay bên phải, một tay cầm hoa sen, một tay cầm tràng hạt; bên trái, một tay cầm quân trì, một tay bắt ấn chữ Án, ấn này là ấn Cát tường của người tu hành. Chủng tử là (pra),chân ngôn là: Na ma (qui mệnh) bát la xà (prajà, nhất thiết sinh) bát đa duệ (pataye, chủ) sa phạ ha. [X. Tạp a hàm Q.44; Trường a hàm Q.14 kinh Phạm động, Q.16 kinh Kiên cố; Tăng nhất a hàm Q.10 phẩm Khuyến thỉnh; kinh Đại bi Q.1 phẩm Phạm thiên; kinh Đại nhật Q.1; luận Tạp a tì đàm tâm Q.2; Đại nhật kinh sớ Q.10; Huyền ứng âm nghĩa Q.3].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Hoa nhẫn nhục
Bức Thành Biên Giới
Sống đẹp giữa dòng đời
Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...