Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đài loan phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: đài loan phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


đài loan phật giáo:

(臺灣佛教) Cứ theo các sử liệu ghi chép thì vào khoảng những năm cuối đời Minh, Phật giáo đã do những di dân người Hán từ Phúc châu truyền vào Đài loan. Nhưng các học giả hiện đại cũng có người chủ trương, nếu theo sử thực mà suy, thì từ thời Tam quốc trở đi, Dạng đế nhà Tùy, Chiêu tông nhà Đường, cuối thời Bắc Tống, Hiếu tông nhà Nam Tống v.v... đều từng đã phái quân, hoặc do chiến loạn mà di dân đến Đài loan, Kim môn v.v... cho nên Phật giáo chắc hẳn cũng đã theo đó mà được truyền vào Đài loan. Đến khi Trịnh thành công mở mang đất Đài loan, Phật giáo đã dần dần được coi trọng. Nhất là đời con họ Trịnh là Trịnh kinh lại càng tin Phật giáo một cách thuần thành. Trịnh kinh đã xây cất chùa Di đà ở phường Đông an và thỉnh các sư trụ trì. Đến đời Thanh, các vị tăng từ Mân (Phúc kiến), Việt (Quảng đông) ra Đài loan càng lúc càng đông, các chùa viện cũng dần dần phát triển, trong đó có các chùa nổi tiếng như: Di đà, Trúc khê, Hải hội, Pháp hoa, Khai nguyên, Siêu phong, Lăng vân, Linh tuyền v.v... đều đã được kiến tạo từ hai, ba trăm năm nay. Đồng thời, các phái Phật giáo tại gia như: Long hoa, Tiên thiên, Kim chàng v.v... thuộc Trai giáo cũng lần lượt từ đất liền truyền đến, trong đó, phái Long hoa được truyền vào sớm nhất, tức khoảng cuối năm Càn long (1736-1796) đời Thanh. Những hoạt động của Phật giáo tại Đài loan vào thời ấy nay không được biết nhiều, duy trong giới xuất gia thì có ba vị Đại đức nổi tiếng hơn cả là các ngài: Trừng thanh, Chiếu minh và Chí nguyện. Giới cư sĩ phần nhiều là di thần cuối đời Minh, nổi tiếng thì có: Trầm quang văn, Lí mậu xuân, Lâm anh, Trương sĩ úc, Lỗ vương nữ, Trịnh triết phi v.v... là những người tại gia học Phật đầu tiên ở Đài loan. Trong thời kì Nhật bản chiếm cứ Đài loan, Phật giáo Nhật bản cũng được truyền đến Đài loan. Các tông: Lâm tế, Tào động, Thiên thai, Tịnh độ, phái chùa Bản nguyện và phái Đại cốc thuộc Chân tông v.v... đều rất thịnh. Tín đồ Phật giáo Nhật bản coi những người theo Trai giáo là bạn đồng tu nên rất khuyến khích và giúp đỡ. Theo cuốn Đài bắc thị đích tự miếu (Chùa miếu ở thành phố Đài bắc) của Lâm hành đạo thì trong thời kì Nhật chiếm cứ Đài loan, riêng ở Đài bắc phần lớn các chùa đều thuộc hệ thống Trai giáo tại gia. Còn Phật giáo xuất gia từ Trung quốc truyền đến lúc bấy giờ thì vì cách xa với đất liền nên gặp nhiều trở ngại. Thêm vào đó, thời ấy, chính phủ Nhật bản khôn khéo thi hành kế hoạch Nhật bản hóa Phật giáo Đài loan, đa số tỉ khưu lấy vợ, ăn mặn, nên Phật giáo xuất gia đã mau chóng rơi vào trạng huống suy vi. Năm Dân quốc thứ 5 (1916), các sư Thiện tuệ, Đức dung nhờ thế lực giúp đỡ của tông Tào động Nhật bản đã sáng lập trường Trung học Phật giáo Đài loan và hội Thanh niên Phật giáo Đài loan. Năm Dân quốc 11 (1922) các ngài Thiện tuệ và Bản nguyện tổ chức Hội Phật giáo Nam doanh (là tiền thân của Tỉnh hội Phật giáo Đài loan) và phát hành nguyệt san Phật giáo Nam doanh, đến khi Đài loan được giải phóng thì đình bản. Năm Dân quốc 34 (1945), sau khi Đài loan giành lại chủ quyền, ngài Thiện tuệ nhận thấy lúc này là cơ hội hoằng dương chính pháp, nên ngài thành lập Hội Phật giáo Đài loan, đề cử ngài Bản viên giữ chức Hội trưởng nhiệm kì đầu tiên. Năm Dân quốc 38 (1949), một số đông tăng sĩ từ Trung quốc ra Đài loan, khiến Phật giáo ở đây trải qua một cuộc thay đổi lớn lao. Trước hết, đổi Hội Phật giáo Đài loan làm Hội Phật giáo Trung quốc phân hội tỉnh Đài loan, dưới quyền lãnh đạo của Hội Phật giáo Trung quốc. Từ đó, nền hành chính của Phật giáo, sự nghiệp văn hóa, từ thiện, giáo dục tăng sĩ, giáo dục xã hội, truyền bá giáo nghĩa, xây dựng chùa viện, quan hệ với Phật giáo quốc tế... tất cả đều được mở rộng. Đầu tiên, ngài Từ hàng mở Phật học viện Đài loan; kế đến, ngài Đại tỉnh lập hội Giảng dạy và học tập Phật pháp ở chùa Linh ẩn tại hồ Thanh thảo thuộc Tân trúc. Sau đó, ngài Ấn thuận mở Phật học viện, đồng thời, các tạp chí như: Đài loan Phật giáo, Hải triều âm, Trung quốc Phật giáo, Phật giáo thanh niên, Kim nhật Phật giáo, Bồ đề thụ, Pháp âm, Sư tử hống, Giác thế, Từ minh, Phổ môn v.v... cũng lần lượt được phát hành. Tính đến mùa xuân năm Dân quốc 77 (1988), các tạp chí Phật giáo phát hành gần tới hơn 100 loại. Ngoài ra, việc phiên dịch, ấn loát kinh sách và giới thiệu các danh tác Phật học cũng dần dần được phát triển. Trước hết ngài Đông sơ bắt đầu in ảnh bộ Đại chính tạng của Nhật bản (gồm cả Chính tạng và Tục tạng). Năm Dân quốc 44 (1955) thì rước linh cốt của đại sư Huyền trang về Đài loan, đây cũng là một sự kiện lớn đối với giới Phật giáo Đài loan. Rồi các hoạt động hoằng pháp và giao lưu văn hóa với nước ngoài, tham dự các hội nghị Phật giáo thế giới, đề xướng sự tu trì Mật giáo, pháp môn niệm Phật, truyền bá giới luật tăng ni, xiển dương áo chỉ Thiền tông, cho đến thư viện Phật giáo, các nhà xuất bản, vườn trẻ, viện cô nhi, viện dưỡng lão, thiết lập phòng khám bệnh phát thuốc, mở mang các đạo tràng mới v.v... tất cả và đâu đâu cũng thấy Phật giáo Đài loan đang ở trong một giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Gần 10 năm trở lại đây, đặc biệt Phật quang sơn do ngài Tinh vân chủ trì là nổi bật nhất trong số các đạo tràng Phật giáo mới nổi lên tại Đài loan, phân viện Phật quang sơn được mở rải rác khắp nơi trên toàn tỉnh và cả ở nước ngoài. Rồi tại Trung bộ Đài loan thì sự hoằng pháp của ngài Thánh ấn ở hai chùa Từ minh và Vạn Phật cũng có thành tích rõ rệt. Việc hoằng pháp ở các nơi danh lam như chùa Tùng sơn, Hoa nghiêm liên xã, chùa Thiện đạo ở Đài bắc v.v... cũng đều rất thịnh. Về các Phật học viện, thì ở miền Bắc có Trung quốc nội học viện, Hoa nghiêm chuyên tông học viện, Năng nhân Phật học viện, Liên hoa Phật học viên (vườn), Bồ đề Phật học viện, Pháp tạng Phật học viện, Hải minh Phật học viện, Phúc nghiêm Phật học viện, Nữ tử Phật học viện, Phúc sơn Phật học viện, Nhân thừa Phật học viện. Ở Trung bộ có Trung hoa Phật học viện, Phúc sơn Phật học viện; ở Nam bộ có Trung quốc Phật giáo nghiên cứu viện, Đông phương Phật giáo học viện, Khai nguyên thiền học viện, Tịnh giáo Phật học viện v.v... Ngoài ra còn có các Xã đoàn Phật học trong các viện Đại học chuyên khoa và có mở các lớp hè để dạy Phật pháp cho sinh viên và các Trung tâm nghiên cứu Phật học cao hơn. Tóm lại, nói một cách đại thể, từ năm 1970 trở lại đây, trình độ tri thức của tín đồ Phật giáo Đài loan đã được nâng cao rõ rệt, phương thức hoằng truyền dần dần được đổi mới và tín ngưỡng Phật giáo cũng mỗi ngày một phổ cập, rất có cơ hưng thịnh trở lại. [X. Trung quốc Phật giáo sử lược (Ấn thuận, Diệu khâm); Trung quốc Phật giáo chi cận huống (Đạo an, Hải triều âm Q.38, kì 11, 12); Trung quốc Phật giáo chi quá khứ cập hiện tại (Thanh tùng, Hải triều âm Q.42 kì 11, 12); Trung quốc Phật giáo sử luận tập Đài loan Phật giáo thiên (Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san 87); Trung quốc Phật giáo phát triển sử thiên 4 chương 2 (Trung thôn nguyên)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Các tông phái đạo Phật


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.9.146 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (107 lượt xem) - Việt Nam (76 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...