Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ.
(A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn.
(To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất.
(We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy.
(You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì.
(It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cưu ma la thập
KẾT QUẢ TRA TỪ
cưu ma la thập:
(鳩摩羅什) (344 - 413, có thuyết nói 350 - 409) Phạm: Kumàrajìva. Còn gọi là Cứu ma la thập, Cưu ma la bà, Câu ma la kì bà. Nói tắt là La thập, Thập. Dịch ý là Đồng thọ, người nước Cưu tư (Sớ lặc Tân cương) đời Đông Tấn. Là một trong bốn nhà dịch kinh lớn của Trung quốc. Cha mẹ sư đều xuất gia theo Phật, rất có đức hạnh. La thập từ nhỏ đã thông minh, bảy tuổi xin mẹ vào đạo, sau sư du học Thiên trúc, tham vấn khắp các bậc tôn túc danh tiếng, nghe nhiều nhớ dai, nổi tiếng khắp năm xứ Thiên trúc. Sau khi sư trở về nước, được vua tôn làm thầy. Phù kiên nhà Tiền Tần nghe danh đức của sư, sai tướng Lữ quang đem quân đi rước. Lữ quang đánh nước Cưu tư thắng trận đón được La thập, nhưng về đến nửa đường, nghe tin vua Phù kiên đã mất, Lữ quang đóng quân lại ở Hà tây và tự lập làm vua, La thập bị giữ lại tại Lương châu mười sáu, mười bảy năm. Mãi đến khi Diêu hưng nhà Hậu Tần đánh bại họ Lữ, La thập mới được đón về Trường an, năm ấy là năm Long an thứ 5 (401) đời Đông Tấn. Vua Diêu hưng tôn La thập làm Quốc sư, ở trong vườn Tiêu dao chuyên việc dịch kinh, có các vị Tăng triệu, Tăng nghiêm giúp đỡ. Từ tháng 4 năm Hoằng thủy thứ 5 (403) đời Hậu Tần, La thập lần lượt dịch được các kinh luận, như: Trung luận, Bách luận, Thập nhị môn luận (ba luận trên được gọi chung là Tam luận), kinh Bát nhã, kinh Pháp hoa, luận Đại trí độ, kinh A di đà, kinh Duy ma, luật Thập tụng v.v... giới thiệu một cách có hệ thống học thuyết phái Trung quán của ngài Long thụ. Về tổng số kinh luận do sư dịch có nhiều thuyết khác nhau: Xuất tam tạng kí tập ghi ba mươi lăm bộ, hai trăm chín mươi tư quyển - Khai nguyên thích giáo lục thì nói bảy mươi tư bộ, ba trăm tám mươi quyển. Từ khi Phật giáo truyền vào Trung quốc, kinh Phật được dịch ra chữ Hán mỗi ngày một nhiều, nhưng phần nhiều văn từ trúc trắc, ý nghĩa khó hiểu - đến La thập thì vì sư thông hiểu nhiều thứ tiếng nước ngoài, nên nội dung các kinh điển do sư dịch vượt trội hẳn lên, lời văn ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu, cho mãi đến đời sau vẫn được coi trọng. Thời ấy, các bậc hiền tài từ bốn phương về theo sư, La thập hết lòng tiếp dắt, đều được tỏ ngộ lí sâu xa. Suốt đời, La thập dốc sức vào việc mở rộng pháp môn, phiên dịch các kinh điển Đại thừa thuộc hệ Bát nhã, và các luận của Trung quán bộ thuộc hệ Long thụ, Đề bà. Những kinh luận do sư dịch đã có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của Phật giáo Trung quốc: Trung luận, Bách luận, Thập nhị môn luận do Đạo sinh truyền bá ở phương nam, qua các vị Tăng lãng, Tăng thuyên, Pháp lãng đến Cát tạng đời Tùy mà tập đại thành tông Tam luận, cộng thêm luận Đại trí độ nữa mà thành là học phái Tứ luận. Ngoài ra, kinh Pháp hoa do sư dịch là đầu mối mở ra tông Thiên thai, luận Thành thật là luận điển căn bản của học phái Thành thật - kinh A di đà và luận Thập trụ tì bà sa là những kinh luận y cứ của tông Tịnh độ - kinh Di lặc thành Phật đẩy mạnh sự phát triển của tín ngưỡng Di lặc. Khi kinh Tọa thiền tam muội được sư dịch ra đã nhanh chóng đưa đến sự lưu hành Bồ tát thiền. Nhờ kinh Phạm võng mà Trung quốc được truyền giới Đại thừa - rồi luật Thập tụng là tư liệu trọng yếu giúp cho việc nghiên cứu Luật học.Học trò của La thập gồm các vị nổi tiếng như: Tăng triệu, Đạo sinh, Đạo dung, Tăng duệ, Đàm ảnh, Tăng đạo v.v... gây dựng thành hai học phái Tam luận và Thành thật, vì thế, La thập cũng được tôn làm tổ của tông Tam luận. Sư hoạt động được mười hai năm thì nhập tịch, lúc ấy vào năm Nghĩa hi thứ 9 đời Tấn, thọ bảy mươi tuổi. Cũng có thuyết nói, sư tịch vào năm Nghĩa hi thứ 5. Lại cứ theo Lương cao tăng truyện chép, thì vì vua Diêu hưng cho La thập là bậc thông minh siêu phàm, không thể không có người nối dõi, nên nhà vua dâng 10 người con gái ép sư phải nhận. Vua Hiếu văn đế nhà Nguyên Ngụy từng đến Lạc dương, sai sứ đi tìm con cháu của La thập để mời ra làm quan. Mãi đến đời Tùy, họ Cưu ma ở Quan trung còn có người hiển đạt, có thuyết cho đó là hậu duệ của La thập. [X. bài tựa kinh Đại phẩm Bát nhã - bài tựa Bách luận - bài tựa luận Đại trí độ - Lương cao tăng truyện Q.2 - Quảng hoằng minh tập Q.23].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Sống thiền
Phúc trình A/5630
Dưới cội Bồ-đề
Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...