Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời.
(Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó.
(Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả.
(The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cực thất phản hữu
KẾT QUẢ TRA TỪ
cực thất phản hữu:
(極七返有) Phạm: Prasiddha. Tiếng dùng trong Nhân minh. Là ý rất mực thành tựu, thành tựu tột bậc. Trong luận thức Nhân minh, Tông (mệnh đề) được thành lập phải chính xác, không lầm lẫn, và phải được cả người lập luận và người vấn nạn cùng thừa nhận (cộng hứa) mà không có ý kiến gì khác nữa. Thực hữu (có thực) và Cộng hứa (cùng thừa nhận) là hai điều kiện của sự cực thành. Nhưng trong Nhân minh, mục đích của sự lập Tông là muốn cho đối tượng cùng hiểu rõ, nên Nhân minh đặc biệt xem trọng quan điểm riêng của hai bên. Nếu cả hai bên cùng thừa nhận là có thì dù chẳng phải là cái có đích thực đi nữa, cũng có thể gọi là Cực thành. Trái lại, nếu hai bên không cùng thừa nhận là có, thì dù cái có ấy là chân chính thực có cũng không thể gọi được là cực thành. Cực thành gồm hai nghĩa thực có và cùng thừa nhận, nhưng thực thì nghiêng về sự cùng thừa nhận (cộng hứa) hơn. Do đó, cùng một danh từ, nhưng có là cực thành hay không, thì chưa nhất định, thường do quan điểm của hai bên mà có khác. Như nghĩa Quỉ chẳng hạn, nếu hai bên đều tin có quỉ, thì là cực thành - nhưng khi một người tin có quỉ và một người không tin có quỉ biện luận với nhau, thì nghĩa Quỉ không cực thành. Vì thế, cái gọi là cực thành hoàn toàn tùy thuộc thái độ chủ quan của hai bên làm tiêu chuẩn. Nếu khi dùng danh từ mà hai bên không cùng công nhận thì sẽ rơi vào lỗi không cực thành. Trong đó, nếu đối với Hữu pháp (tiền trần, tức chủ từ của Tông) mà dùng danh từ không được cả hai bên cùng thừa nhận, thì sẽ phạm vào lỗi Sở biệt bất cực thành - nếu đối với Năng biệt (hậu trần, tức khách từ của Tông) mà dùng danh từ không được hai bên cùng thừa nhận, thì sẽ phạm lỗi Năng biệt bất cực thành, nếu Hữu pháp và Năng biệt đều dùng danh từ không được hai bên cùng thừa nhận, thì phạm lỗi Lưỡng câu bất thành (Cả hai đều không thành). Cứ theo luận Nhân minh nhập chính lí quyển thượng chép, thì chẳng hạn như khi biện luận với Thanh luận sư, mà đệ tử Phật lập Tông: Âm thanh là vô thường, trong đó âm thanh là Hữu pháp, Vô thường là Năng biệt, cả hai đều được đôi bên cùng thừa nhận. Như thế, âm thanh gọi là Hữu pháp cực thành, Vô thường gọi là Năng biệt cực thành. Đệ tử Phật mới đem âm thanh và vô thường đã được cả hai bên cùng thừa nhận ấy kết hợp lại thành một mệnh đề hoàn chỉnh: Âm thanh là vô thường. Nhưng, vì Thanh luận sư tuy cũng thừa nhận hai nghĩa âm thanh và vô thường. Nhưng lại không đồng ý với Tông: Âm thanh là vô thường, cho nên hai bên ắt phải triển khai cuộc biện luận. Như vậy, cả tiền trần và hậu trần của Tông đều được hai bên cùng thừa nhận, nhưng về nghĩa thì mình thừa nhận Tông mình mà đối phương không thừa nhận: đó chính là yếu tố cơ bản của sự tranh luận trong Nhân minh. Ngoài tông ra, hai phần Nhân thể và Đồng pháp dụ cũng phải cực thành, còn Dị pháp dụ thì chưa hẳn đã nhất định phải cực thành - nếu trái với điểm này, thì phạm lỗi bất cực thành. [X. luận Nhân minh nhập chính lí - Nhân minh luận sớ Thụy nguyên kí Q.2 - Nhân minh nhập chính lí luận ngộ tha môn thiển thích (Trần đại tề)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Phù trợ người lâm chung
Học đạo trong đời
Nghệ thuật chết
Người chết đi về đâu
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...