Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chuyển pháp luân »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chuyển pháp luân








KẾT QUẢ TRA TỪ


chuyển pháp luân:

(轉法輪) Phạm: Dharma-cakra-pravartana - Pàli: Dhamma-cakka-ppavattana. Còn gọi là Chuyển phạm luân. Là một trong tám tướng thành đạo. Sự hóa hiện của một đời đức Phật tóm lại có tám thứ tướng, trong đó, Chuyển pháp luân là chỉ sự thuyết pháp của đức Thích tôn khiến cho chúng sinh được đạo. Chữ Cakra vốn là chiến xa của Ấn độ thời xưa, vì quay chuyển chiến xa có thể nghiền nát kẻ địch, thí dụ giáo pháp do đức Phật nói, quay chuyển trong chúng sinh, tức có thể phá tan sự mê mờ của chúng sinh.Lại Chuyển luân thánh vương chuyển động bánh xe vàng để hàng phục quân địch - mà đức Thích tôn thì nói pháp để hàng phục ác ma, cho nên gọi là Chuyển pháp luân. Sau khi thành đạo, lần đầu tiên đức Thích tôn nói pháp Tứ đế cho năm vị tỉ khưu gồm Kiều trần như v.v... tại vườn Lộc dã, đó là bắt đầu chuyển pháp luân, gọi là Sơ chuyển pháp luân. Về ngày giờ Sơ chuyển pháp luân, thì kinh Quá khứ hiện tại nhân quả quyển 3, kinh Pháp hoa quyển 1 phẩm Phương tiện, bảo là ba cái bảy ngày (tức hai mươi mốt ngày) sau đức Phật thành đạo. Thập địa kinh luận quyển 1 thì nói sau bảy ngày thứ hai. Luật Tứ phần quyển 31 chép là sau sáu cái bảy ngày. Kinh Phương quảng đại trang nghiêm quyển 10, nói sau bảy cái bảy ngày. Luật Ngũ phần quyển 15 bảo sau tám cái bảy ngày. Luận Đại trí độ quyển 7, quyển 34 thì chép là sau năm mươi cái bảy ngày. Đối lại với Sơ chuyển pháp luân tại vườn Lộc dã, các kinh điển Đại thừa bảo kinh Đại thừa là Chuyển pháp luân lần thứ hai hoặc thứ ba. Kinh Đại bát nhã quyển 12 phẩm Vô tác chép, pháp luân Tứ đế ở vườn Lộc dã là Sơ chuyển, nói pháp Bát nhã là chuyển pháp luân lần thứ hai. Kinh Giải thâm mật quyển 2 phẩm Vô tự tính tướng chép, nói pháp Tứ đế ở Lộc dã là thời đầu, nói Bát nhã đều không là thời thứ hai - giáo thâm mật Trung đạo là thời thứ ba. Lại các ngài Chân đế và Huyền trang lập thuyết Tam pháp luân, Hữu giáo thời kì đầu là Chuyển pháp luân, Không giáo thời thứ hai là Chiếu pháp luân, Trung đạo giáo thời thứ ba là Trì pháp luân. Trong Pháp hoa du ý, ngài Cát tạng lại y cứ vào kinh văn trong kinh Pháp hoa quyển 2 mà lập riêng Tam pháp luân, bảo rằng giáo Nhất thừa Hoa nghiêm là Căn bản pháp luân, giáo ba thừa ở khoảng giữa là Chi mạt pháp luận, Hội tam qui nhất của Pháp hoa là Nhiếp mạt qui bản pháp luân. Trên đây đều là căn cứ vào nội dung nói pháp của đức Thích tôn mà lập ra các Chuyển pháp luân khác nhau. Ngoài ra, các kinh luận cũng dựa vào sự thuyết pháp bất đồng của chư Phật và Bồ tát, mà lập các tên pháp luân, như kinh Hải long vương quyển 3 phẩm Nữ bảo cẩm thụ quyết, nói Bảo cẩm nữ quay các bánh xe pháp như: bánh xe không động, bánh xe vốn không, bánh xe không dứt, bánh xe không dính, bánh xe không hai, bánh xe không lời, bánh xe trong sạch, bánh xe dứt những pháp không điều hòa, bánh xe không rối loạn, bánh xe chí thành, bánh xe không vô v.v... Kinh Bi hoa quyển 5 chép, Bồ tát thành tựu bốn pháp thanh tịnh, quay bánh xe pháp hư không, bánh xe pháp chẳng thể nghĩ bàn, bánh xe pháp không thể tính lường, bánh xe pháp vô ngã, bánh xe pháp không nói năng, bánh xe pháp xuất thế, bánh xe pháp thông suốt v.v... Kinh Hoa nghiêm (bản dịch cũ) quyển 31 chép, hết thảy chư Phật quay bánh xe pháp mầu nhiệm, bánh xe pháp vô lượng, bánh xe pháp hết thảy giác, bánh xe pháp biết hết thảy pháp tạng, bánh xe pháp vô trước, bánh xe pháp vô ngại, bánh xe pháp đèn của hết thảy thế gian, bánh xe pháp thị hiện hết thảy trí, bánh xe pháp hết thảy chư Phật đồng nhất v.v... Kinh Hoa nghiêm (bản dịch mới) quyển 59 nói, Như lai quay bánh xe pháp có mười việc: 1. Bốn vô úy đầy đủ thanh tịnh. 2. Phát ra âm thanh thuận theo bốn biện tài. 3. Khéo léo mở bày tướng bốn chân đế. 4. Thuận theo sự giải thoát vô ngại của chư Phật. 5. Có thể khiến cho tâm chúng sinh đều có niềm tin trong sạch. 6. Có thể nhổ mũi tên độc đau khổ của chúng sinh. 7. Gia trì sức bi nguyện lớn. 8. Âm thanh phát ra vang khắp hết thảy thế giới trong mười phương. 9. A tăng kì kiếp nói pháp không dứt. 10. Tùy pháp được nói, đều có thể sinh khởi các pháp căn lực giác đạo Thiền định giải thoát tam muội v.v...... Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương quyển 1 phần đầu, Pháp hoa kinh quyển 2, quyển 4, đứng về phương diện năm môn mà phân biệt thể của pháp luân, tức là: tám Thánh đạo là thể của pháp luân - các pháp bốn Thánh đế, mười hai nhân duyên, ba tính là cảnh của pháp luân - công đức năm uẩn là quyến thuộc của pháp luân - ba tuệ văn tư tu là nhân của pháp luân - Bồ đề Niết bàn là quả của pháp luân. Còn tượng chuyển pháp luân của đức Thích tôn, gọi là Chuyển pháp luân tượng, cái tòa cao ngài ngồi nói pháp, gọi là Chuyển pháp luân tọa, ngôi nhà trong đó ngài nói pháp, gọi là Chuyển pháp luân đường. [X. kinh Tạp a hàm Q.15 - kinh Trường a hàm Q.1 - kinh Tăng nhất a hàm Q.10, Q.14 - kinh Trung bản khởi Q. thượng - kinh Duy ma cật sở thuyết Q.thượng phẩm Phật quốc - kinh Bồ tát xử thai Q.5 - kinh Như lai bất khả tư nghị bí mật đại thừa Q.11, Q.12 - luật Tứ phần Q.32 - luận Đại tì bà sa Q.41, Q.82 - luận Đại trí độ Q.1, Q.52, Q.65 - luận Du già sư địa Q.49, Q.95 - Chuyển pháp luân kinh Ưu ba đề xá - Câu xá luận quang kí Q.24]. (xt. Pháp Luân).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tôi đọc Đại Tạng Kinh


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.82.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...