Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cơ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cơ








KẾT QUẢ TRA TỪ


:

(機) Hàm ý là Căn cơ, Cơ duyên. Tức là cái khả năng tính khi gặp duyên thì phát động, cũng chính là năng lực vốn có để đảm nhận giáo pháp của đức Phật, hoặc là đối tượng mà đức Phật nói pháp cho nghe. Cơ với pháp hoặc với giáo gọi chung là Cơ pháp hoặc Cơ giáo. Đức Phật tùy theo cơ loại mà nói pháp, gọi là Đối cơ thuyết pháp - giáo pháp vừa hợp với căn cơ, gọi là Đậu cơ. Cơ trở thành cái duyên để nói pháp, gọi là Cơ duyên. Cơ cảm ứng giáo pháp, gọi là Cơ cảm - đức Phật ứng cơ, gọi là Phật ứng. Cơ cảm và Phật ứng hợp lại gọi là Cảm ứng, cơ và ứng hợp lại gọi là Cơ ứng. Đức Phật tùy thời ứng cơ, thích nghi giáo pháp mà làm lợi ích cho chúng sinh, gọi là Đương cơ ích vật, đây là ý trong năm thời giáo của Thiên thai - bốn thời trước Pháp hoa là thích nghi khiến cho căn cơ chúng sinh thành thục để nhận lãnh Viên giáo. Ngoài ra, dùng nước để thí dụ căn cơ của chúng sinh,gọi là Cơ thủy. Thiền tông cho Cơ là tác dụng của tâm người thầy, vì Cơ vốn dứt tuyệt đường nói năng suy nghĩ. Tác dụng tâm của thầy có ảnh hưởng đến người học, cho nên người học phải tương ứng với tâm của thầy mà tiếp nhận sự chỉ dạy, đó gọi là Đầu cơ. Pháp hoa huyền nghĩa quyển 6 phần trên, chia Cơ làm ba thứ: - Vi (chút ít), nhờ sự giáo hóa của đức Phật mà trong lòng phát động được chút ít thiện. - Quan (liên quan), đức Phật tùy ứng với năng lực vốn có của chúng sinh mà đặt ra giáo pháp, tức là sự tùy ứng của Phật và cơ của chúng sinh có liên quan với nhau. - Nghi (thích đáng), Cơ của chúng sinh kết hợp với sự giáo hóa của Phật. Cơ phải đủ loại căn tính nào đó (tính chất căn bản, tư chất), cho nên gọi là Cơ căn hoặc Căn cơ.Cơ có thể theo nhiều lập trường khác nhau mà chia loại, như: 1. Người muốn tu pháp thiện, gọi là Thiện cơ - người thích làm pháp ác gọi là Ác cơ. 2. Căn cứ vào sự cao thấp, bén lụt của năng lực vốn có mà chia làm ba cơ: thượng, trung, hạ - mỗi cơ lại có thể chia làm ba: thượng, trung, hạ nữa, gọi là Chín phẩm cơ. 3. Người tin theo Phật giáo Đại thừa, gọi là Đại cơ - người tin theo Phật giáo Tiểu thừa, gọi là Tiểu cơ. 4. Người có khả năng khai ngộ tức khắc, gọi là Đốn cơ - người phải qua một giai đoạn nhất định rồi mới có thể dần dần khai ngộ, gọi là Tiệm cơ. 5. Người trực tiếp tiếp nhận giáo pháp chân thực, gọi là Trực nhập cơ (cơ vào thẳng), Trực tiến cơ (cơ tiến thẳng). Trái lại, người trước phải tiếp nhận giáo pháp phương tiện, rồi sau mới tiếp nhận giáo pháp chân thực, thì gọi là Vu quýnh cơ (cơ xa xôi, quanh co). 6. Người không nương vào việc thiện ở hiện tại, mà nương vào sức lực của gốc lành đã tu ở đời quá khứ, gọi là Minh cơ (cơ sâu kín). Trái lại, người nương vào sự làm thiện của thân, miệng ở đời hiện tại thì gọi là Hiện cơ. 7. Người chính thức khế hợp với giáo pháp, gọi lá Chính cơ, trái lại, thì gọi là Bàng cơ (cơ một bên). 8. Khi đức Phật nói pháp nếu không có đối tượng nhận lãnh giáo pháp, thì các bậc Thánh hiền tạm thời biến hóa thành là đối tượng nhận lãnh, gọi là Quyền cơ (cơ tạm). Nếu thực tại có thính chúng thích hợp với giáo pháp ấy, thì gọi là Thực cơ. Ngoài ra, các tông các phái tùy theo giáo lí của mình còn chia cơ làm nhiều loại. Chẳng hạn như tông Thiên thai, trong cơ Tiểu thừa, người mới đầu tham gia giáo thuyết A hàm ở vườn Lộc dã, rồi sau dần dần mới tiếp nhận giáo thuyết cao sâu, gọi là Thụ nhập cơ (cơ vào dọc). Trái lại, người không theo hình thức trên mà trực tiếp nghe giáo thuyết cao sâu ngay, thì gọi là Hoành lai cơ (cơ đến ngang). Tam giai giáo của ngài Tín hành đời Tùy, đã đứng trên quan điểm thời gian, nơi chỗ và người mà chia cơ làm ba bậc. Cơ của bậc thứ ba là chỉ những người, sau đức Phật nhập diệt một nghìn năm, sinh vào cõi nước nhơ nhớp, là chúng sinh thiện ác tà chính đều mê lầm không được giải thoát, trong đó lại chia làm hai hạng là lợi căn và độn căn. Hai hạng này gọi là Sinh manh chúng sinh (sinh ra đã mờ tốt), là đối tượng tiếp nhận pháp phổ thông. Mật giáo chia cơ làm hai loại là: Hiển và Mật. Trong Mật giáo, những người tiếp nhận quán đính kết duyên mà chưa thể tu hành đúng như pháp, gọi là Kết duyên bàng cơ - còn những người chính thức nhận giáo có thể tu hành đúng như pháp, thì gọi là Chính sở bị cơ. Chính sở bị cơ lại được chia làm hai hạng là: Tiểu cơ (trí tuệ kém còn có tướng) và Đại cơ (trí tuệ hơn không có tướng). Tiểu cơ chỉ những cơ quanh co từ Hiển giáo vào Mật giáo, và những cơ đi thẳng vào Mật giáo. Còn Đại cơ thì từ giai đoạn phát tâm tu hành cho đến chứng đắc, tùy theo quá trình đã trải qua nhiều hay ít mà chia làm ba hạng là: Cơ tu hành phần chứng, Cơ địa tiền địa thượng cộng phần chứng, và Cơ tức đáo (đến tức khắc). Cơ của Mật giáo chia nhỏ ra có sáu loại như trên, thêm ba loại tổng quát nữa (Chính sở bị, Tiểu cơ, Đại cơ) gọi chung là chín cơ của Mật giáo. Tông Tịnh độ căn cứ theo kinh Quán vô lương thọ mà chia cơ làm hai loại là: Định cơ (Định thiện cơ) và Tán cơ (Tán thiện cơ). Trong Tán cơ lại lập ba loại: Phế lập, Trợ chính, Bàng chính. Cơ phế lập bỏ hết các hạnh khác mà chỉ chuyên tu một hạnh niệm Phật, gọi là Chính cơ. Tịnh độ chân tông Nhật bản phối hợp ba nguyện mười tám, mười chín, hai mươi trong bốn mươi tám nguyện của Phật A di đà mà lập ba cơ: Chính định tụ, Tà định tụ và Bất định tụ, và lập thuyết Ác nhân chính cơ (Chân tông cho rằng những người ác mới là đối tượng cần được hóa độ). Tông Nhật liên của Nhật bản thì chia cơ ra làm hai loại là: Trực cơ và Tạp cơ. Những người thuần túy hoặc pháp Nhất thừa Pháp hoa, gọi là Trực cơ. Trực cơ lại chia làm hai duyên: Thuận và Nghịch - trong đó, những người nghịch duyên báng pháp là đối cơ của Bản môn thành Phật. Tạp cơ cũng chia làm hai loại là: Tám cơ khi đức Phật còn tại thế (cơ bốn giáo hóa nghi và cơ bốn giáo hóa pháp) và ba cơ khi Phật đã nhập diệt (cơ ba thời Chính, Tượng, Mạt). [X. Pháp hoa văn cú Q.5 phần trên, Q.10 phần dưới - Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.1 - Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí Q.thượng - Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm Q.12 - luận Thích tịnh độ quần nghi Q.3 - Hoa nghiêm huyền đàm Q.7].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Di giáo


Hạnh phúc là điều có thật


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Chắp tay lạy người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.93.73 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...