Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chương kính bát không »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chương kính bát không








KẾT QUẢ TRA TỪ


chương kính bát không:

(章敬撥空) Chương kính đánh hư không. Tên công án trong Thiền tông. Chương kính, chỉ Chương kính Hoài uẩn, pháp tự của Thiền sư Mã tổ Đạo nhất đời Đường. Tắc công án này là sự tích khi Thiền sư Chương kính tiếp hóa học trò, bị hỏi về Tổ sư tâm địa pháp môn. Có vị tăng hỏi Chương kính rằng (Vạn tục tạng 148, 108 hạ): Pháp môn tâm địa được truyền, là tâm chân như, tâm vọng tưởng, hay tâm chẳng chân chẳng vọng? Là tâm truyền ngoài kinh giáo ba thừa?. Sư đáp: Ông có thấy hư không ở trước mắt không? Đáp: Thường ở trước mắt mà người chẳng tự thấy. Sư nói: Ông đã nhận bóng dáng rồi! Tăng hỏi: Hòa thượng hiểu thế nào? Sư không đáp, chỉ đưa tay đánh vào hư không ba cái. Tăng lại hỏi: Hiểu thế nào mới là đúng? Sư đáp: Về sau ông sẽ hiểu. Trong tắc công án trên, lúc đầu Chương kính dùng Hư không trước mắt để trả lời câu hỏi Pháp môn tâm địa, đại khái bảo rằng, pháp môn Tâm địa của tổ sư quyết không đóng khung trong bàn luận suy tư, mà nó tràn khắp pháp giới, hệt như hư không, không đâu không có, chẳng chỗ nào mà chẳng bao trùm. Vị tăng nghe nói, tự cho là đã hiểu, bèn bảo thường ở trước mắt mà người chẳng tự thấy, không dự liệu được rằng Chương kính chẳng thừa nhận sự hiểu biết đó, mà nói vị tăng chẳng biết thực thể, chỉ chấp trước cái bóng dáng của thực thể mà thôi. Do đó, vị tăng bối rối, hỏi đi hỏi lại làm thế nào để hiểu, Chương kính bèn đánh vào hư không ba cái - cái đánh hư không ba lần ấy là chìa khóa của tắc công án này. Cái đánh ấy là biểu thị sự phủ định nói năng trực tiếp, hàm ý là nếu muốn cầu được pháp môn đốn ngộ, thì trước hết phải chấm dứt ngay cái tâm tìm cầu pháp môn đốn ngộ, nếu cứ bám chặt vào cái không tức là cảnh giác ngộ, Hư không tức là pháp môn tâm địa, cứ loay hoay suy lường tính toán như thế, thì chỉ là nhận bóng dáng làm thực thể, đều chẳng phải tướng chân thực của các pháp, chẳng phải là pháp môn Tâm địa do tổ sư truyền. Ba lần đánh hư không biểu thị vô số lần phủ định, là vì muốn chấm dứt mau chóng cái vọng tưởng vọng kiến của vị tăng kia. Mặc cho vị tăng mê muội, càng mê càng hỏi không thôi, Chương kính cũng không cưỡng dùng lời nói để giải thích nữa, mà chỉ trả lời ngày sau sẽ hiểu. [X. Thiền uyển mông cầu Q.thượng].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Giải thích Kinh Địa Tạng


Phát tâm Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...