Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chủng tính chế độ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chủng tính chế độ








KẾT QUẢ TRA TỪ


chủng tính chế độ:

(種姓制度) Chủng tính, tiếng Anh, tiếng Pháp là Caste, tiếng Đức là Kaste. Là cái chế độ dựa vào chủng tộc, chức nghiệp, địa phương mà chia xã hội thành những giai cấp tôn ti quí tiện khác nhau, là chế độ xã hội thế tập, đóng kín, bất bình đẳng. Ấn độ là trường hợp nổi bật nhất. Vào thế kỉ thứ XVI Tây lịch, người Bồ đào nha đến bờ biển Mã lạp ba (Goa) thuộc mạn tây Ấn độ, đã phát hiện một hình thái xã hội đặc thù của người Ấn độ mà họ gọi là Chủng tính chế độ. Chữ caste có lẽ đã diễn biến từ chữ La-tinh Castus (thuần huyết) và chữ Bồ đào nha Casta (huyết thống) mà ra. Ân độ, từ thời đại Phệ đà, đã căn cứ theo thân phận, chức nghiệp và giai cấp mà định chủng tính, do đó đã cấu thành một chế độ xã hội giai cấp đặc thù. Xã hội Ấn độ cổ đại đã chia làm bốn chủng tính là: Tăng lữ Phạm: Bràhmaịa, Bà la môn), Vương hầu vũ sĩ (Phạm: Kwatriya, sát đế lị), Nông công thương thứ dân (Phạm: Vaizya, Phệ xá), Tiện dân (Phạm: Zùdra, Thủ đà la). Về sau, từ đó lại dần dần sản sinh ra các chủng tính chi nhánh và các giai cấp tạp chủng mà hình thành một hình thái xã hội phức tạp về phương diện tôn giáo và lịch sử. Ngoài ra, lại do sự sai khác về tộc, tôn giáo và chức nghiệp mà hiện tại con số chủng tính đã đạt đến từ hai đến ba nghìn! Giữa các chủng tính khác nhau, sự thông hôn và ngồi ăn chung bị nghiêm cấm - vả lại, còn có các giới luật và phong tục cực kì phồn tạp. Chế độ chủng tính bắt nguồn từ những người xâm lăng Ấn độ, họ tự gọi họ là Àryavarịa, tức là người Nhã lị an giống trắng - Àryahàm ý là người đáng kính, người cao quí, Varịa là nhan sắc - rồi họ khinh miệt những người dân bản xứ đã bị họ chinh phục, vốn là người da đen mà họ gọi là Dàsa-varịa, dàsa là man rợ, nô lệ. Hoặc có thuyết bảo Dàsa là tên gọi của một tộc trong đám dân bản xứ. Về sau, sự phân biệt giai cấp then chốt từ Varịa biến thành Jàti (ý là sinh ra). Lại Ấn độ, về mặt địa lí, cách tuyệt với đời, dễ hình thành một loại chế độ xã hội đặc thù, và núi sông cách trở cũng dễ sản sinh các loại tập đoàn và giai cấp sai biệt. Căn cứ chủ yếu của chế độ chủng tính là pháp điển Ma nô, pháp điển này nguyên là chuẩn tắc của môn trong việc tế tự, sau dần dần được xã hội Ấn độ tiếp thu, trở thành là sách chỉ nam cho luân lí đạo đức về mặt thể hệ giai cấp, có quyền uy pháp chế tối cao. Nói một cách đơn giản, pháp điển này dùng để củng cố địa vị, quyền uy, thế lực của giai cấp Bà la môn, mục đích của nó là tăng cường thể hệ giai cấp cho chặt chẽ và lâu dài. Bản chất của chế độ chủng tính có hai mặt, tức thân phận địa vị thế tập và luật pháp tiếp thụ, cũng tức là nghĩa vụ truyền thống và chức nghiệp giai cấp nguyên bản của cá nhân, người được ưu đãi chủ yếu là nam tính của giai cấp Bà la môn. Ở thời đại vua A dục, Phật giáo vốn phản đối bốn tính sai biệt, nên thế lực của Bà la môn suy giảm, nhưng đến thời Vương triều Cấp đa, Bà la môn lại khôi phục quyền thế và địa vị lãnh đạo, giai cấp Sát đế lị, ở thời đức Thích tôn, đã từng lãnh đạo trí thức và chính trị, bây giờ đây cũng mất ưu thế. Trong pháp điển Ma nô răn bảo nhà vua không được đánh thuế Bà la môn, nếu Bà la môn bị chọc tức, có thể nhờ sức phù chú khiến cho sinh mệnh và vũ lực của nhà vua tiêu diệt tức khắc. Lại trong bất cứ nghi thức tế tự nào, điều quan trọng nhất là dâng tiền của cho người Bà la môn đảm nhiệm chức Tư tế, nhiều bao nhiêu thì càng chứng tỏ lòng kiền thành cao độ bấy nhiêu. Nói cách đại khái, thì thần dị và mê tín là nguồn chủ yếu cho chức Tư tế thu của hốt tiền, bất cứ việc gì, từ đau ốm, kiện tụng, thấy điềm xấu, đổi nghề mới, sang nhà mới, cho đến đi xa v.v... không một việc gì mà người Ấn độ không hỏi ý kiến người Tư tế và, tất nhiên, phải dâng tiền của một cách đại lượng. Quyền thế chính yếu của người Bà la môn là sự độc chiếm truyền thụ tri thức, từ lâu lắm rồi, người Bà la môn tự ở địa vị người cải tạo, người giám hộ, là giáo sư, là các tác giả của các tác phẩm văn học, hoặc là nhà biên soạn. Pháp điển Bà la môn chỉ ra rằng, nếu người giai cấp Thủ đà la muốn nghe đọc tụng kinh điển, thì trong tai như điếc đặc, mà dù có nghe thì cũng chẳng hiểu biết gì - nếu muốn tự mình đọc tụng kinh điển thì đầu lưỡi sẽ bị cắt đứt. Giáo nghĩa Bà la môn bài xích những người thuộc giai cấp thấp tham dự việc đọc tụng kinh sách như thế, lâu dần đã tạo thành tính độc đặc, tính thần bí của giai cấp Bà la môn. Pháp điển Ma nô còn dạy bảo nhân dân rằng, ý thần muốn người Bà la môn làm thủ lãnh của chúng sinh, do đó mà tạo thành cái tình hình người Bà la môn thống trị Ấn độ về cả hai mặt xã hội và tinh thần. Những tệ đoan xã hội mà chế độ chủng tính đã mang lại cho xã hội Ấn độ đại khái có mấy điều như sau: 1. Do sự sai khác về chủng tính mà các giai cấp trong xã hội không qua lại với nhau, rất cách biệt, đã gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. 2. Giữa các giai cấp có các bức tường ngăn cách rõ ràng, đã làm trở ngại cho sự phát triển ý thức dân tộc một cách nghiêm trọng. 3. Phủ nhận sự bình đẳng căn bản của loài người, người ở giai tầng cao không nhận người giai tầng thấp là người đồng dạng với mình, rất xa cách với tư tưởng dân chủ ngày nay.4. Người giai cấp thấp chuyên làm các việc ti tiện, nên tư cách càng ti tiện. 5. Mỗi giai cấp đều hình thành một tổ chức bền chắc, rất khó mà phá vỡ được bức tường giai cấp, những phần tử trong các bức tường ấy rất khó mà đồng tình với những người bên ngoài, cho nên không dễ gì hình thành một ý thức đồng bào rộng rãi. 6. Chức nghiệp cha truyền con nối, không có cách nào phối hợp được với nhu cầu văn minh vật chất hiện đại. 7. Mỗi giai cấp đều có tiêu chuẩn luật pháp và hành vi riêng, ở giai cấp này là phải, ở giai cấp kia là không phải, trở ngại nghiêm trọng cho toàn cõi Ấn độ có được một quan niệm đạo đức và chuẩn tắc luật pháp phổ biến. Vì thế, chế độ chủng tính là chướng ngại lớn nhất cho việc hiện đại hóa dân tộc Ấn độ. Tôn giáo duy trì chế độ chủng tính là Bà la môn giáo và Ấn độ giáo. Phật giáo thì phản đối chế độ này và đề xướng chủ nghĩa bình đẳng, đức Phật phủ nhận tính tuyệt đối của chủng tính, tôn trọng lí tưởng thực tiễn của nhân loại. Nhưng lí tưởng ấy chỉ thực hiện được trong phạm vi giáo đoàn, chứ không có cách nào làm biến đổi được xã hội Ấn độ mà vốn thành khuôn cứng nhắc, cho nên cuối cùng Phật giáo đã bị đẩy ra khỏi bản địa Ấn độ. Kì na giáo thì thỏa hiệp với chế độ chủng tính, cho nên vẫn còn tồn tại được đến ngày nay. Khi Hồi giáo xâm lược, chỉ giải trừ được chế độ chủng tính ở một số địa phương. Cho mãi đến cận đại, La ma nan đà thuộc phái Tì thấp nô trong Ấn độ giáo, cũng phủ nhận chế độ chủng tính và đề cao nhân loại bình đẳng. Kế đó, các nhà Ấn độ giáo cải cách, như Khách tỉ nhĩ, Na na khắc v.v... đều phản đối chế độ chủng tính, nhưng vẫn chưa triệt để thay đổi được xã hội Ấn độ. Về sau, bị tư tưởng dân chủ phương tây xung kích, các tổ chức Phạm giáo hội (1828) lần lượt được thành lập, dốc sức vào việc vận động cải cách tôn giáo và xã hội. Sau khi Ấn độ được độc lập, năm 1950, chính phủ Ấn công bố Hiến pháp, qui định hủy bỏ chế độ chủng tính, tuyên cáo người ta sinh ra đều bình đẳng. Thêm vào đó, nhờ sự phát triển công nghiệp hóa, giáo dục phổ cập và sự thực thi những chính sách xã hội, trên bề mặt, sự phân biệt các giai cấp đã giảm nhiều. Nhưng trong các vấn đề thực tế, như chức nghiệp, hôn nhân, sự xuất thân của cá nhân, địa vị xã hội v.v...... thì chế độ chủng tính vẫn còn được coi trọng, vẫn y nhiên ảnh hưởng đến lòng người. Đến nay, giai cấp Bà la môn vẫn nắm chặt đặc quyền của họ - chủng tộc Lạp cơ phổ đặc (Rajputs) ở miền tây Ấn độ, giai cấp địa chủ cũng cố thủ giai cấp Sát đế lị vương hầu vũ sĩ của họ. Thông thường, những người thương nghiệp vẫn là đại biểu cho giai cấp Phệ xá - và ngoài chủng tính ra, giai cấp thấp vẫn còn bị coi là những tiện dân không thể tiếp xúc - tại các vùng nông thôn, những tiện dân vẫn thường bị bách hại, tạo nên vô số vấn đề xã hội. Thánh Cam địa quan tâm đến nỗi thống khổ của tiện dân, đã gọi họ là Cáp lí thần chi dân (Harijan), cực lực xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với tiện dân. Giai cấp Thủ đà la cũng tự đứng lên vận động giải phóng, nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Vì họ không được vào các đền thờ của Ấn độ giáo, nên không có quyền được sự cứu độ của tôn giáo, vì thế, ông An bồi khắc, vốn xuất thân từ tiện dân, mới đứng lên hô hào cải tín sang Phật giáo. Ngày nay, chủ nghĩa bình đẳng vô sai biệt của Phật giáo trở thành tôn chỉ cho cuộc vận động phục hưng Phật giáo tại Ấn độ, đây cũng là lí tưởng cuối cùng của giai cấp tiện dân vận động giải phóng toàn diện để đánh đổ chế độ chủng tính. [X. kinh Tạp a hàm Q.20 - Trung a hàm Q.30 kinh Ưu ba li, Q.39 kinh Bà la bà đường - rường a hàm Q.6 kinh Tiểu duyên - kinh Tăng nhất a hàm Q.21 - kinh Bạch y kim chàng nhị Bà la môn duyên khởi Q.hạ - kinh Đại ban niết bàn (bản Bắc) Q.23 - Đại đường tây vực kí Q.2 - Thích thị yếu lãm Q.thượng - Phiên dịch danh nghĩa tập Q.1 - Ấn độ sử cương đệ nhị chương (Lí chí thuần) - P. Deussen: Allgemeine Geschichte der philosophie, Bd. I. Abteilung, I - É. Sénart: Les Castes dans L’Inde - Will Durant : Our Oriental Haritage (India and Her Neighbors)]. (xt. Tứ Tính).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.205.5.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...