Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa.
(Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai.
(We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì.
(The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
(鐘) Là quả chuông. Trong các chùa viện thường dùng chuông để thông báo giờ giấc, hoặc triệu tập chúng tăng. Tại Ấn độ, khi triệu tập đại chúng, thường đánh kiền chùy (Phạm: Ghaịỉà) chế tạo bằng gỗ. Như kinh Tăng nhất a hàm quyển 24 chép, ngày 15 tháng 7 là ngày nhận tuổi, đức Phật bảo A nan đánh kiền chùy triệu tập đại chúng nơi đất trống. Tại Trung quốc thì thay kiền chùy bằng chuông đồng. Chư kinh yếu tập quyển 20 Minh chung duyên điều, có dẫn dụng kệ trong kinh Tạp dụ mà bảo rằng, nếu nghe tiếng chuông thì những người đang nằm đều phải dậy hết. Tiếng chuông nói ở đây có lẽ là dịch ý chữ kiền chùy chăng? Chuông có hai thứ là Phạm chung và Hoán chung. 1. Phạm chung , còn gọi là Đại chung, Điếu chung, Chàng chung, Hồng chung và Kình chung. Thông thường cao độ một trăm năm mươi phân Tây, đường kính khoảng sáu mươi phân, treo trên lầu chuông, dùng để triệu tập đại chúng, hoặc để báo giờ giấc sớm hôm. Phần trên của Phạm chung khắc đầu rồng, gọi là Điếu thủ .(tay câu), bộ phận dưới có hai tòa sen đối nhau, cũng gọi là tám cánh, hai tòa dùng hai nẹp giao nhau, nẹp góc thẳng liên kết nhau, gọi là khuyết áo ca sa, hoặc gọi là sáu đường - còn ở phần trên thì có những cái núm tròn lồi lên, gọi là vú chuông, từ tòa sen trở xuống gọi là thảo gian (khoảng cỏ), riềm dưới gọi là câu trảo (móng ngựa). Trong Thiền lâm, dùng chuông thông báo giờ ngồi thiền lúc đầu đêm, cho nên gọi là Định chung - cũng dùng để báo cho chúng vào nhà Tăng, cho nên còn gọi là Nhập đường chung. Lại tiếng Phạm chung cũng gọi là Kình âm......(tiếng cá kình). 2. Hoán chung còn gọi là Bán chung, Tiểu chung. Thông thường cao từ sáu mươi đến tám mươi phân Tây, treo ở một góc nhà Phật đường, dùng để thông báo giờ bắt đầu làm việc pháp hội, cho nên cũng gọi là Hành sự chung. Trung quốc từ xa xưa đã có chế chuông đồng, nhưng không rõ bắt nguồn từ đâu. Quảng hoằng minh tập quyển 28 chép, năm Thiên hòa thứ 5 (566) đời Bắc Chu, chế Đại Chu nhị giáo chung minh (do Vũ đế nhà Bắc Chu chế), ngoài ra còn có chuông ở chùa Hưng thiện đời Đường, năm Lân đức thứ 2 (665) đời Đường, đúc chuông ở chùa Tây minh tại kinh đô. Lại cứ theo Tục cao tăng truyện quyển 29 truyện Trí hưng chép, thì năm Đại nghiệp thứ 5 (609) đời Tùy, Trí hưng giữ chức Thời chung ở chùa Thiền định tại kinh đô. Qua những ghi thuật trên đây, người ta được biết, từ đời Bắc Chu trở xuống đã có nhiều lần tạo lập Phạm chung. Ngoài ra, nhờ bài thơ Phong kiều dạ bạc của nhà thơ rương kế đời Đường mà tiếng chuông chùa Hàn sơn tại Tô châu rất nổi tiếng. Lại cứ theo Nhập đường cầu pháp tuần lễ kí quyển 3 của vị tăng người Nhật là Viên nhân nói, thì trên núi Ngũ đài có hang lầu chuông, là nơi bồ tát Văn thù thị hiện lầu báu chuông vàng. Tại nước Hàn xưa nay đã có kỹ thuật đúc chuông rất khéo, cho nên vẫn còn những quả Phạm chung cực đẹp, như quả chuông ở chùa Thái đức đúc vào năm Tân la Huệ cung vương thứ 7 (771) - những năm gần đây được treo trên lầu chuông, ở ngoài cửa nam Khánh châu. Tại Nhật bản thì có nhiều chuông từ Trung quốc truyền vào, đã được liệt làm quốc bảo, như các chuông tàng trữ ở Vũ tá thần cung tại Phong tiền, Ba thượng thần cung tại Lưu cầu, chùa Huệ nhật tại Phí tiền, và chùa Viên thành tại Cận giang. Quả chuông xưa nhất hiện còn, được đúc vào năm Văn vũ Thiên hoàng thứ 2 (698), nay để ở chùa Diệu tâm tại Kinh đô. [X. Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q.hạ đoạn 4 - Phật tổ thống kỉ Q.42 - Sắc tu bách trượng thanh qui Q.hạ Pháp khí chương - Thiền lâm tượng khí tiên Bái khí môn].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
Công đức phóng sinh
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Truyện cổ Phật giáo
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...