Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chú thích thư »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chú thích thư








KẾT QUẢ TRA TỪ


chú thích thư:

(注釋書) Chỉ các sách chú thích kinh điển. Trong ba tạngPàlicủa Phật giáo Nam truyền, kinh Phân biệt (Pàli: Sutta-vibhaíga) của tạng Luật là chú thích về giới bản, Nghĩa thích (Pàli: Niddesa) là chú thích về kinh Tập (Pàli: Suttanipàta) phẩm 4 đến phẩm 5, Bản sinh (Pàli: Jàtaka) là chú thích về kệ Bản sinh. Nói một cách đại để, trong kinh điểnPàli, sự chú thích về ba tạng Kinh Luật Luận rất là hoàn bị. Trong Đại tạng kinh Hán dịch của Phật giáo Bắc truyền, thì phần đầu của luật Tứ phần tương đương với kinh Phân biệt trong tạng luật Pàli - luận Phân biệt công đức là chú thích về kinh Tăng nhất a hàm, luận Đại trí độ là chú thích về kinh Đại phẩm Bát nhã, luận Đại tì bà sa là chú thích về luận Phát trí, Trung luận là chú thích về Trung luận bản tụng v.v... Các loại chú thích này đều rất nhiều. Đại tạng kinh Tây tạng cũng thế, trong đó có một phần kinh điển, cho đến nay vẫn còn cả nguyên bản tiếng Phạm tương đương với nội dung của một phần kinh điển ấy. Tại Trung quốc, từ thời đại Tam quốc trở đi đã có lưu hành chú kinh. Đến sau thời Nam Bắc triều, thì đã sản sinh Tập chú, tập hợp sự chú thích của các nhà. Lại còn có phương thức chú kinh là căn cứ vào Chú mà làm Sớ để diễn thuật thêm ý kinh. Bắt đầu từ thời Đường, một mặt có cách Mạt chú...... (tức là chú thích thêm cho chú thích), mặt khác thì xuất hiện một loại sách, gọi là Huyền nghĩa, Huyền luận, trình bày một cách đại khái về tôn chỉ của một bộ kinh hoặc bộ luận nào đó, mà phương pháp giải thuyết dần dần cố định thành Tam môn phân thuyết, Ngũ trùng huyền nghĩa v.v... Đến thời Tống thì lưu hành bản chung là kinh văn và chú thích hai bên đối chiếu với nhau. Sách chú thích của Nhật bản cũng nhiều, ở thời kì đầu, đại đa số theo phương pháp Trung quốc, từ thời đại Giang hộ trở về sau, có lưu hành các bản in với chú ở trên đầu và chú ở bên cạnh. Lại trong các loại sách chú thích, sách chuyên môn chú giải Kinh (Phạm: Sutra, dịch âm là Tu da la), gọi là Chú kinh, là giữa khoảng chính văn trong kinh, chua thêm chú để giải thích nghĩa lí của câu văn chính trong các kinh điển. Các Chú kinh của kinh điển Hán dịch, thông thường có hai hình thức: 1. Sau chính văn của một tiết hoặc một câu, chua thêm chú để giải thích văn chữ, rất nhiều Chú kinh dùng phương thức này. Chẳng hạn như sa môn Đạo an, giải thích đoạn văn đầu trong kinh Nhân bản dục sinh, như sau (Đại 33, 1 thượng): Tôi nghe như vầy, một thời kia đức Phật ở nước Câu loại nơi pháp trị (Kinh văn), A nan ghi tên nước trong đó được nghe Thánh giáo. Nơi pháp trị là thành vua (chú). Khi ấy, hiền giả A nan ngồi một mình ở chỗ vắng vẻ, suy nghĩ như thế, rồi sinh ý chưa từng có, ý ấy là vi diệu, gốc sinh tử cũng vi diệu, trong vi diệu nhưng đã hiển hiện rõ ràng (Kinh văn). Hiển hiện là thấy, ý ấy vi diệu, câu này không thuận (chú). Lại như Ấm trì nhập kinh chú hai quyển của Trần tuệ đời Ngô, Viên giác kinh lược sớ chú 4 quyển của Tôn mật và Tứ phần luật hàm chú giới bản ba quyển của Đạo tuyên đời Đường, Chú Tứ thập nhị chương kinh một quyển của Tống chân tông, Thủ lăng nghiêm nghĩa sớ chú kinh 20 quyển của Tử tuyền đời Tống, Chú giải kinh kim cương bát nhã của Tôn lặc và Như khởi đời Minh v.v... đều theo phương thức trên. Lại Pháp hoa kinh khoa chú 10 quyển của Thủ luân đời Tống thì kiêm cả khoa văn và chú. Như thế đủ biết, hình thức chú kinh đã có chuyển biến. 2. Ở giữa khoảng chính văn chua thêm hai dòng chữ nhỏ (như đồ biểu). Chú Duy ma cật kinh 10 quyển của Tăng triệu đời Hậu Tần, Chú Lăng nghiêm kinh (quyển đã rách nát) của Trí nghiêm đời Đường, Chú Kim cương bát nhã kinh 3 quyển của Tuệ tịnh, Chú Diệu pháp liên hoa kinh 10 quyển (không rõ tên người soạn) v.v... đều theo hình thức trên. Nhưng trong Đại chính tân tu Đại tạng kinh, Chú Duy ma cật kinh của Tăng triệu, vẫn chưa dùng hình thức hai dòng chữ nhỏ bên cạnh kinh văn, mà là ở phía dưới câu chính văn để cách một khoảng rồi in kiểu chữ cùng một cỡ với chữ của chính văn, Đây có lẽ muốn tiện cho việc ấn loát mà thay đổi hình thức chăng? [X. Hán Ngụy Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều Phật giáo sử (Thang dụng đồng)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Về mái chùa xưa


Cẩm nang phóng sinh


Gió Bấc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.77.114 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...