Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chính pháp nhãn tạng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chính pháp nhãn tạng








KẾT QUẢ TRA TỪ


chính pháp nhãn tạng:

(正法眼藏) I. Chính pháp nhãn tạng. Chỉ tâm ấn Thiền mà Phật Phật tổ tổ truyền ngoài kinh giáo. Còn gọi là Thanh tịnh pháp nhãn. tức dựa vào mắt trí tuệ (mắt chính pháp) thấy suốt chân lí, là pháp thấu triệt muôn đức bí tàng (tạng), cũng tức là cảnh giới ngộ của nội tâm đức Phật - Thiền tông coi đó là Bồ đề sâu xa kín nhiệm nhất, từ đức Thích tôn lần lượt truyền đến Đạt ma, lấy tâm truyền tâm, từ tâm của thầy đến tâm học trò. Liên đăng hội yếu quyển một chép, trên hội Linh sơn đức Thế tôn cầm hoa dạy chúng, chúng đều im lặng, chỉ có Ca diếp mỉm cười. Đức Thế tôn nói (Vạn tục 136, 221 thượng): Ta có chính pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, chẳng lập văn tự, truyền ngoài kinh giáo, naygiao phó cho Ma ha Ca diếp. Trong đây, câu Chính pháp nhãn tạng, Niết bàn diệu tâm, nói tắt là chính pháp diệu tâm, là ý nói đức Thế tôn đã chứng được chân lí rất sâu xa không thể nghĩ bàn, cảnh giới đại ngộ ấy tức là cái tâm Phật mầu nhiệm sâu kín, không thể dùng lời nói mà biểu hiện hoặc nắm bắt được. Lại chính pháp nhãn tạng tức là cái mà kinh Pháp hoa gọi là tri kiến của Phật, và Niết bàn diệu tâm là bản thể của tâm Phật, bản thể vắng lặng, cho nên gọi là Niết bàn - chẳng thể nghĩ bàn phân biệt, cho nên nói là diệu - đó là diệu pháp nói trong kinh Pháp hoa. Bởi thế, những câu Chính pháp nhãn tạng, Thanh tịnh pháp nhãn, đại khái là chỉ Chính pháp vô thượng mà một đời đức Phật đã nói ra. Thuyết Chính pháp nhãn tạng, ở thời đại Tùy, Đường chưa thấy được truyền chép, đến đời Tống mới thấy trong Ngữ lục của Thiền tông, có lẽ do các vị tăng thời Tống căn cứ vào câu nói trong kinh Niết bàn (bản Bắc) quyển 2 (Đại 12, 377 hạ): Ta nay có Chính pháp vô thượng, giao phó hết cho Ma ha Ca diếp rồi chuyển biến mà thành chăng? [X. Cảnh đức truyền đăng lục Q.1 mục Ma ha ca diếp phó pháp - Nhân thiên nhãn mục Q.5 mục Tông môn tạp lục chiêm hoa - Tục truyền đăng lục Q.2 - Ngũ đăng hội nguyên Q.1 - Chính pháp nhãn tạng (Đạo nguyên) - Biện đạo thoại]. II. Chính pháp nhãn tạng. Gồm sáu quyển, do Đại tuệ Tông cảo (1089-1163) đời Tống soạn. Thu vào Vạn tục tạng tập 118. Nội dung thu tập các lời nói pháp và cơ duyên của các bậc tôn túc xưa, tất cả hơn trăm thiên và có phụ thêm những lời bình luận ngắn của soạn giả. Năm Thiệu hưng 11 (1141) đời Nam Tống, Tông cảo vì tội mà phải dời đến ở Hành châu, trong thời gian này, các bậc đại đức từ các phương đi lại thù tạc đàm đạo, những lời đàm đạo ấy được thị giả là Xung mật Tuệ nhiên ghi chép lại, đến năm Thiệu hưng 17 thì biên xong và cho san hành ngay. Tục gọi là Đại tuệ chính pháp nhãn tạng. Năm Vạn lịch 44 (1616) đời Minh, sa môn Tuệ duyệt ở am Phổ thiện và cư sĩ Xuân môn Từ hoằng trạch, phụ thêm các bài tựa của Viên trừng và Lí nhật Hoa, phụ cả thư củaTông cảo trả lời quan Thị lang Trương tử thiều, rồi khắc lại. [X. Thiền tịch chí Q.thượng]. III. Chính pháp nhãn tạng. Gồm chín mươi lăm quyển. Do tổ của tông Tào động Nhật bản là Vĩnh bình Đạo nguyên soạn. Thu vào Đại chính tạng tập 82. Là tập pháp ngữ bằng tiếng Nhật do Đạo nguyên biên soạn trong khoảng hai mươi ba năm, từ năm ba mươi hai tuổi đến năm năm mươi tư tuổi. Chính pháp nhãn tạng vốn chỉ chính pháp của đức Phật nói trong một đời. Còn Chính pháp nhãn tạng của Đạo nguyên là do sự biên chép các giáo nghĩa Phật giáo, kinh điển, công phu hàng ngày, chỉ bày các pháp môn, phân tích các công án v.v... mà thành, toàn bộ sách có tất cả chín mươi lăm thiên, được xem là sách triết học cao nhất mà đã từng do một người Nhật soạn. Đặc biệt là thiên Hữu thời, là do Đạo nguyên ngồi Thiền và tu quán mà thể chứng được thời gian và tồn tại, được coi là sự thể hiện tư tưởng Phật giáo Nhật bản một cách sâu xa nhất, kín nhiệm nhất. Ý chỉ chủ yếu của sự thể chứng ấy là, thời gian tức là tồn tại, hết thảy sự tồn tại (muôn pháp), không sự tồn tại nào không là thời gian - thời gian đã không trở ngại, thì giữa các vật cũng không ngại trở lẫn nhau - mỗi một Sát na tức là chỉnh thể của thời gian, mỗi một Sát na cũng bao hàm muôn vật muôn tượng. Sách này là điển tịch trọng yếu nhất của tông Tào động Nhật bản. [X. Chính pháp nhãn tạng tùy văn kí - Thiền học tạp chí số 20, 22, 23].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hát lên lời thương yêu


Nguyên lý duyên khởi


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Quy nguyên trực chỉ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 54.163.62.42 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...