Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu.
(Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác.
(The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng.
(We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chính niệm
KẾT QUẢ TRA TỪ
chính niệm:
(正念) I. Chính niệm. Phạm: Samyak-smfti, Pàli: Sammàsati. Chỉ ý nghĩ chân chính. Là một trong tám chính đạo. Còn gọi là Đế lí. Tức là nhớ nghĩ tính tướng của các pháp một cách như thực, không quên mất. Có thể chia làm hai: 1. Thế tục hữu lậu chính niệm, tức là ý nghĩ thiện tương ứng với sự chú ý hữu lậu. 2. Xuất thế gian vô lậu chính niệm, tức là ý nghĩ dựa vào chính kiến vô lậu, có thể tư duy về cảnh thực và tương ứng với sự chú ý vô lậu, mà ghi nhớ rõ ràng không quên. Về thể tính của chính niệm, cứ theo luận Đại tì bà sa quyển 96 nói, thì Niệm căn, Niệm lực và Chính niệm đều nhiếp vào Niệm giác chi. Cứ theo luận Câu xá quyển 25 nói, thì Niệm căn, Niệm lực, Niệm giác chi và Chính niệm đều lấy niệm làm thể. Ma ha chỉ quán quyển 7 phần trên thì bảo Niệm là nghĩa Nhẫn, và phối với bốn giáo của tông Thiên thai, tức chính niệm của Ba tạng giáo là Phục nhẫn, chính niệm của Thông giáo là Nhu thuận nhẫn, chính niệm của Biệt giáo là Vô sinh nhẫn và chính niệm của Viên giáo là Tịch diệt nhẫn. [X. kinh Tạp a hàm Q.28 - Trung a hàm Q.7, kinh Phân biệt thánh đế - kinh Bát chính đạo - kinh Chuyển pháp luân]. (xt. Bát Chính Đạo). II. Chính niệm (1215-1285). Vị tăng tông Lâm tế đời Tống. Người Vĩnh gia, Ôn châu (Chiết giang), hiệu Đại hưu. Lúc nhỏ tham học Đông cốc Diệu quang ở chùa Linh ẩn, sau lại bái yết Tâm nguyệt ở Thạch khê, bèn được ấn khả. Mùa hạ năm Hàm thuần thứ 5 (1269), sư đáp thương thuyền đến Nhật bản, rồi y vào Lan khê Đạo long ở chùa Kiến trường tại Liêm thương. Người trông coi công việc của Thời tông ở Bắc điều rất kính ngưỡng đạo hạnh của sư và lễ thỉnh sư về ở chùa Thiền hưng. Về sau, lần lượt ở các chùa Thọ phúc, Viên giác và Kiến trường. Về cuối đời, sư dựng một ngôi am nhỏ trong nội tự chùa Viên giác, đề biển là Tàng lục...... Lại dựng Thọ tháp để làm nơi qui tàng, đồng thời, tự viết bài minh Viên trạm vô sinh, ghi chép hành trạng đức nghiệp một đời. Tháng 11 năm Chính ứng của Nhật bản, sư thị tịch, để lại bài kệ: Cầm chiếc dùi tu di, Đánh vỡ trống hư không - dấu thân mất tung tích, mặt trời chính giữa trưa. Thọ bảy mươi lăm tuổi. Vua ban thụy hiệu Phật nguyên Thiền sư. Trứ tác có Đại hưu Hòa thượng ngữ lục 6 quyển. Là tổ của phái Thiền đại hưu (là một trong hai mươi bốn phái Thiền của Nhật bản). [X. Nguyên hanh thích thư Q.8 - Diên bảo truyền đăng lục Q.3 - Bản triều cao tăng truyện Q.21].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
Chuyển họa thành phúc
Phúc trình A/5630
Giọt mồ hôi thanh thản
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...