Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chính giác »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chính giác








KẾT QUẢ TRA TỪ


chính giác:

(正覺) I. Chính giác. Phạm: Samyaksaôbodhi Pàli: Sammà-sambodhi. Chỉ sự giác ngộ chân chính. Còn gọi Chính giải, Đẳng giác, Đẳng chính giác, Chính đẳng chính giác, Chính đẳng giác, Chính tận giác. Đẳng, là nói về lý được chứng - tận, là nói về hoặc bị đoạn. Tức là tiếng nói tắt của Vô thượng đẳng chính giác, Tam miệu tam bồ đề. Tiếng Phạm: Sambodhi, dịch ý là chính giác, dịch âm là Tam bồ đề. Có nghĩa là trí biết chân chính chứng ngộ hết thảy các pháp, là thực trí của Như lai, vì thế, thành Phật còn gọi là Thành Chính giác. Đức Phật A di đà đã thành tựu chính giác qua mười kiếp rồi - cái giây phút thành Phật đầu tiên gọi là một niệm chính giác. Lại hoa sen bên Tịnh độ cực lạc là y vào sự thành tựu chính giác của đức A di đà Như lai mà có, cho nên gọi là hoa chính giác. Trên đây là chính giác nói theo nghĩa rộng. Còn nói theo nghĩa hẹp, thì đặc biệt chỉ cho đức Thích tôn ngồi trên tòa kim cương ở gốc cây bồ đề mà giác ngộ pháp duyên khởi, chứng được giải thoát. Trường a hàm quyển 2 kinh Du hành (Đại 1,15 hạ), nói: Đức Phật thủa xưa, bên sông Uất bề la ni liên thuyền, dưới cây A du ba ni câu luật, mới thành chính giác. Lại trong năm giáo do tông Hoa nghiêm phân định, thì đức Thích tôn mới thành chính giác là chỉ sinh thân Thích ca thực thành trong Tiểu thừa giáo. Chỉ thân hóa tam tướng thị hiện trong Thủy giáo, chỉ báo thân đầy đủ mười địa trong Chung giáo, trong Đốn giáo thì gọi là pháp thân mới thành, trong Viên giáo thì là ý vị thành chính giác tràn khắp Nhân đà la võng vô biên thế giới niệm niệm mới mới. [X. kinh Tạp a hàm Q.12 - Trung a hàm Q.56 - kinh La ma - Vãng sinh luận chú Q.thượng - Hoa nghiêm kinh thám huyền kí Q.2]. (xt. Chính Biến Tri, A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề). II. Chính giác(1091-1157) Vị tăng tông Tào động đời Tống. Người Thấp châu (Sơn tây) họ Lí. Mười một tuổi xuất gia, mười bốn tuổi thụ giới Cụ túc, mười tám tuổi xuất du tham học. Một ngày nọ sư nghe tăng tụng kinh Pháp hoa, đến câu Mắt do cha mẹ sinh, thấy hết ba nghìn cõi, chợt thấy tỉnh ngộ. Sư đã nghe danh ngài Tử thuần ở Đơn hà, bèn đến tham lễ và hỏi đạo, nghe xong, trong lòng thấy lâng lâng, không còn chút gì vướng vít, lúc đó sư mới hai mươi ba tuổi. Khi ngài Đơn hà trở về ở chùa Đại thừa tại Đường châu, sư cũng đi theo. Năm Tuyên hòa thứ hai (1120) sư dời đến ở chùa Đại hồng. Không bao lâu đáp lời thỉnh cầu của Chân yết chùa Trường lư, sư về mở trường giảng pháp. Có đến một nghìn bảy trăm người nghe, tất cả đều thán phục. Sư lưu lại đây sáu năm, rồi chuyển đến chùa Phổ chiếu tại Từ châu để hoằng pháp, đồng thời, thừa tự áo bát của ngài Đơn hà. Niên hiệu Kiến viêm năm đầu (1127) sư dời đến ở chùa Thái bình tại Thư châu, sau chuyển đến hai chùa Viên thông và Năng nhân ở Giang châu. Sư lại lên núi Vân cư tham yết ngài Viên ngộ Khắc cần, ngài Khắc cần và An định quận vương cùng thỉnh sư trụ trì chùa Trường lư. Năm Kiến viêm thứ 3 sư qua sông Triết đến Minh châu lễ bái nuí Phổ đà, khi đi qua núi Thiên đồng, Quận thú khẩn khoản mời sư trụ trì chùa Thiên đồng. Sư ở chùa Thiên đồng trước sau gần ba mươi năm, sửa sang già lam, chỉnh đốn thanh qui, đời gọi là Thiên đồng hòa thượng và được tôn làm tổ Trung hưng chùa Thiên đồng. Vào những năm cuối đời Bắc Tống, thời thế li loạn, tông phong sa sút, lưu tệ trăm mối, sư bèn nêu cao tông phong chính truyền của Thiền tông, đồng thời đề xướng Thiền phong Tọa thiền, Mặc chiếu, đời gọi là Mặc chiếu thiền, Hoành trí thiền. Tháng 9 năm Thiệu hưng 27, sư thị tịch, thọ sáu mươi bảy tuổi. Được ban hiệu Hoành Trí Thiền Sư. Sư soạn Thiên đồng bách tắc tụng cổ, sau ngài Vạn tùng Hành tú đời Nguyên đã căn cứ vào đó để viết Thung dung lục. Ngoài ra, còn có Hoành trí quảng lục 9 quyển - Hoành trí Giác thiền sư ngữ lục 4 quyển, Hoành trí hoà thượng ngữ yếu 1 quyển. [X. Tục truyền đăng lục Q.17 - Ngũ đăng hội nguyên Q.14 - Phật tổ lịch đại thông tải Q.30 - Đại minh cao tăng truyện Q.5].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sen búp dâng đời


Vì sao tôi khổ


Truyện cổ Phật giáo


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...