Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình.
(Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới.
(Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc.
(Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bách nhất vật
KẾT QUẢ TRA TỪ
bách nhất vật:
(百一物) Chỉ những vật cần thiết của chúng tăng. Còn gọi là Bách nhất chúng cụ, Bách nhất cung thân. Tức là ngoài ba tấm áo một chiếc bát ra, các loại đồ dùng cần thiết của tỉ khưu sử dụng hàng ngày, đều chỉ được giữ mỗi thứ một cái mà thôi. Cứ theo Tứ phần luật sớ sức tông nghĩa kí quyển 5 phần đầu, Thích thị yếu lãm quyển trung chép, thì chữ trăm (bách) ở đây tuyệt chẳng phải là con số một trăm thực sự, mà chỉ là phiếm chỉ con số của các vật dụng thôi. Cứ theo Tát bà đa tì ni tì bà sa quyển 5 chép, thì trăm lẻ một vật là các vật đều được giữ một cái, ngoài trăm lẻ một ra là thuộc về trướng vật . Vì thế, các vật thừa, vượt quá số lượng qui định, gọi là trướng vật. Chẳng hạn như cất giữ nhiều áo ngoài ba tấm áo, hoặc cất giữ nhiều bát ngoài một cái bát, tức là trướng vật. Luật Ngũ phần quyển 20, liệt kê các loại trăm một vật được phép cất giữ, như: ba tấm áo, áo lót mình, áo ngủ, áo mưa, áo che bệnh ngoài da, màn muỗi (để ngồi Thiền), đồ trải chỗ đi kinh hành; vải chắn côn trùng (như con tờ vờ trong tường vách bay ra), vải trải đơn, vải che bụng chân (bọng chân), khăn lau mình, túi đựng kim chỉ, túi lọc nước v.v... Ngoài ra, Thiện kiến luật tì bà sa quyển 4, cũng liệt kê Ni sư đàn (tọa cụ), phu cụ (ca sa), khăn lau tay, áo chu la, áo ba lợi ca la v.v... Cứ theo Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao quyển hạ phần 1 chép, thì thời giáo một đời của đức Phật được phán định làm hai giáo môn là Chế (cấm) và Thính (cho phép), và lấy hai môn này mà phân biệt những vật Tỉ khưu được phép cất giữ là: ba tấm áo và sáu vật khác: đó là những vật do đức Phật chế định, cho nên thuộc về Chế môn; còn trăm một vật và các trướng vật khác là vì phương tiện cho cất giữ, nên thuộc Thính môn. Lại cứ theo Tứ phần luật hàm chú giới bản sớ quyển 3 phần trên chép, thì đức Phật đã vì căn cơ và quả báo của các tỉ khưu đều bất đồng, nên phương tiện châm chước mà cho phép cất giữ những vật dụng khác nhau. Nếu là Tỉ khưu thượng phẩm, thì chỉ cho phép có một áo hoặc ba áo; nếu là trung phẩm thì cho phép có trăm một vật; nếu là hạ phẩm thì cho phép có trướng vật cho đến các thứ báu, duy người có trướng vật thì trước phải làm phép thuyết tịnh mới được nhận giữ. [X. Tát bà đa tì ni tì bà sa Q.4, Q.6; Tứ phần luật khai tông kí Q.3 phần cuối; Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.hạ phần 1; Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.2]. (xt. Chế Thính Nhị Giáo, Trướng Vật).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1
Tích Lan - Đạo Tình Muôn Thuở
Cảm tạ xứ Đức
Kinh Kim Cang
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...