Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bạch liên tông »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bạch liên tông








KẾT QUẢ TRA TỪ


bạch liên tông:

(白蓮宗) Là một phái thuộc tông Tịnh Độ của Phật giáo Trung Quốc. Do Mao Tử Nguyên sáng lập vào đầu năm Thiệu Hưng đời Cao Tông Triều Nam Tống. Tử nguyên, còn gọi là Từ Chiếu Tử nguyên, lúc đầu thờ ngài Tịnh Phạm ở chùa Diên Tường, Ngô quận, làm thầy, học giáo nghĩa Thiên Thai, tập Thiền pháp Chỉ quán. Nhân hâm mộ di phong lập Bạch Liên xã của ngài Tuệ Viễn đời Đông Tấn, nên khuyên nhủ sĩ dân qui y Tam Bảo, giữ năm giới, niệm Phật A Di Đà năm tiếng để chứng năm giới, biên thành Liên tông thần triêu sám nghi (nghi thức sám hối buổi sớm mai), thay cho pháp giới chúng sinh lễ Phật sám hối, cầu nguyện chúng sinh vãng sinh Tịnh Độ. Sau đến hồ Điển Sơn ở Bình Giang (nay ở phía tây huyện Thanh phố tỉnh Giang Tô, phía nam huyện Côn Sơn), sáng lập Bạch liên sám đường, tự xưng là Bạch liên đạo sư, tu Tịnh nghiệp, soạn Viên dung tứ độ tam quán tuyển Phật đồ, đề xướng nghĩa mới bèn thành một phái. Thời đó có ngưòi chê bai cho là sư thờ ma, sư mới dời đến Châu Giang (huyện Cửu Giang tỉnh Giang Tây), song vẫn khuyến hóa xa gần, không hề mệt mỏi. Năm Kiền đạo thứ 2 (1166) đời Hiếu Tông nhà Nam Tống, sư vâng mệnh vua, vào điện Đức Thọ diễn thuyết về pháp môn Tịnh Độ, được ban hiệu là Từ chiếu tông chủ. Không bao lâu, sư lại về Bình Giang, lấy Phổ giác diệu đạo làm tên tông, chủ trương Thiền, Tịnh nhất trí, Di đà tức là bản tính của chúng sinh, Tịnh độ tức ở trong tâm chúng sinh, chỉ cần tín nguyện niệm Phật, thì dù chẳng dứt được phiền não, chưa bỏ duyên đời, không tu Thiền định, sau khi mệnh chung, cũng có thể được vãng sinh Tịnh độ. Trứ tác có: Di đà tiết yếu, Pháp hoa bách tâm, Kệ ca tứ cú, Phật niệm ngũ thanh, Chứng đạo ca, Phong nguyệt tập v.v... (nay phần lớn đã thất truyền), một thời tông phong đại thịnh. Phật tổ thống kỉ nguyên 47 chép, tông này cấm tín đồ ăn hành tỏi, uống sữa, giữ giới nghiêm túc, không sát sinh, không uống rượu, tên hiệu là Bạch liên thái (rau sen trắng), còn gọi là Nhự mao xà lê thái (Mao xà lê ăn rau). Sau đó có Tiểu mao xà lê kế thừa giáo pháp của Tử Nguyên, thịnh hành ở phương nam, dần dần phát sinh tệ đoan, phong tục bại hoại, nhiễu loạn. Đến niên hiệu Chí đại năm đầu (1308) đời Vũ Tông Triều Nguyên, vào tháng năm, nhà vua xuống lệnh cấm Bạch Liên Xã; thời ấy, có Ưu Đàm Phổ Độ (? - 1330) ở chùa Đông Lâm, Lư Sơn, soạn Lư sơn Liên tôn bảo giám 10 quyển, xiển minh nghĩa chân thực của Bạch Liên tông do Tử Nguyên sáng lập, sau chịu mệnh vua, làm giáo chủ, đời gọi là Ưu Đàm Tông chủ. Vì Ưu Đàm dốc sức vào việc vận động khôi phục Bạch Liên tôn, nên vào năm vua Nhân Tông lên ngôi (1312) lại được phục giáo, nhưng các mối tệ vẫn chưa cải thiện. Lại tín đồ Bạch Liên tông xưa nay cứ tập họp vào ban đêm, tạo cơ hội cho những phần tử bất bình với xã hội thẩm nhập, mưu đồ phản loạn; vì e sợ mầm mống gây rối loạn xã hội; nên vào năm Chí Trị thứ 2 (1322) đời Anh Tông lại bị nhà vua cấm đoán. Về sau dung hợp với tín ngưỡng Di Lặc và gọi là Bạch Liên giáo, trở thành một trong những tôn giáo dân gian bí mật, lưu truyền khá rộng rãi. Hồng quân (giặc khăn đỏ) của Hàn Sơn Đồng ở cuối đời Nguyên và Chu nguyên chương dấy binh mưu phản cũng đều lợi dụng Bạch liên giáo; trong đời Minh, Thanh tuy bị nghiêm cấm, nhưng vẫn ngấm ngầm lưu hành trong dân gian. [X. Thích môn chính thống Q.4; Minh sử liệt truyện thứ 10, thứ 145]. (xt. Bạch Liên Giáo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hát lên lời thương yêu


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Giai nhân và Hòa thượng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.168.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (54 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...