Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bách bát sổ châu »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bách bát sổ châu








KẾT QUẢ TRA TỪ


bách bát sổ châu:

(百八數珠) Tức do một trăm linh tám hột châu xâu lại thành một chuỗi tràng hạt. Một trăm linh tám hạt là một loại phổ biến nhất trong các loại tràng hạt. Kinh Mộc hoạn tử (Đại 17, 726), nói: Phật bảo nhà vua, nếu muốn diệt trừ phiền não chướng, báo chướng, thì xâu một trăm linh tám hạt mộc hoạn, thường mang theo mình, lúc đi, lúc ngồi, lúc nằm, luôn luôn chú tâm chí thành xưng niệm Phật, Pháp, Tăng cho đến hết một tràng. (...) Nếu niệm được một trăm vạn lần như thế thì sẽ có thể diệt trừ một trăm linh tám kết nghiệp. (xt. Niệm Châu). BÁCH BÁT TAM MUỘI Bách bát, tức một trăm linh tám; Tam muội (Phạm: Samàdhi), tức trạng thái tĩnh lặng chú tâm vào một cảnh. Cứ theo kinh Đại phẩm bát nhã quyển 3 phẩm Tướng hành, quyển 5 phẩm Vấn thừa, kinh Đại Bát nhã quyển 414, luận Đại trí độ quyển 43, quyển 47 chép, thì có một trăm linh tám thứ Tam muội, gọi là Bách bát Tam muội. Đó là: 1. Thủ lăng nghiêm Tam muội (Phạm: Zùraô-gama), còn gọi là Kiện hành tam muội. Thủ lăng nghiêm, hàm ý là nhiếp trì các pháp một cách bền chắc. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì đối với hành tướng nhiều ít sâu cạn của các tam muội, đều có thể phân biệt một cách rõ ràng, hết thảy ma não không phá hoại được. 2. Bảo ấn tam muội (Phạm: Ratnamudra), Bồ tát trú trong tam muội này, có thể ấn chứng tất cả tam muội; trong các thứ báu, Pháp bảo là thù thắng hơn hết, đời nay đời sau cho đến Niết bàn, đều có thể làm ích lợi. 3. Sư tử du hí tam muội (Phạm: Siôha-vikrìđita), Bồ tát trú nơi tam muội này, thì trong tất cả tam muội ra, vào, chậm, mau đều được tự tại, đối với các ngoại đạo, kẻ cứng cỏi có thể phá được, kẻ tin thì độ cho, cũng như lúc sư tử chơi đùa, có thể chế phục các loài thú. 4. Diệu nguyệt tam muội (Phạm:Sucandra), Bồ tát vào tam muội này, có thể trừ được các pháp tà kiến vô minh che lấp, cũng như trăng tròn trong sáng, có thể phá tan bóng tối. 5. Nguyệt chàng tướng tam muội (Phạm:Candra-dhvaja-ketu), Bồ tát vào tam muội này, thì tất cả các pháp đều thông suốt không ngại, thuận theo hết thảy; cũng như đại tướng, dùng cờ báu làm hình tượng mặt trăng, người thấy tướng ấy đều thuận theo. 6. Xuất chư pháp tam muội (Phạm: Sarva-dharmodgata), còn gọi là Xuất chư pháp ấn tam muội, Nhất thiết pháp dũng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể khiến tất cả tam muội phát sinh và thêm lớn; cũng như các trận mưa đúng thời, khiến cho cây cỏ đều nảy sinh. 7. Quán đính tam muội (Phạm: Vilokita-mùrdha). Bồ tát vào tam muội này, có thể thấy khắp hết thảy tam muội; như đứng trên chóp núi, thấy suốt mọi vật. 8. Tất pháp tính tam muội (Phạm: Dharma-dhàtu-niyata), còn gọi là Pháp giới quyết định tam muội. Thể tính các pháp, vô lượng vô nhị, khó nắm giữ được. Bồ tát vào định này, thì có thể quyết định biết các pháp tính, mà được định tướng; cũng như hư không, chẳng ai ở được, nhưng có sức thần thông, có thể cư trú. 9. Tất chàng tướng tam muội (Phạm: Niyata-dhvaja-ketu), cũng gọi là Quyết định chàng tướng tam muội. Bồ tát trú nơi tammuội này, có thể quyết định cầm cờ pháp của các tam muội, tôn quí hơn hết đối với các tam muội; cũng như đại tướng cầm cờ, biểu trưng tướng tôn quí to lớn của mình. 10. Kim cương tam muội (Phạm: Vajra), còn gọi là Kim cương dụ tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì trí tuệ kiên cố, có thể phá các tam muội khác, cũng như kim cương cứng chắc không nát, nhưng có khả năng phá tan muôn vật. 11. Nhập pháp ấn tam muội (Phạm: Sarva-dharma-praveza-mudra), như người nhập cảnh nội, có dấu ấn mới được vào, không thì không được vào. Bồ tát trú nơi tam muội này, tức có thể vào thực tướng của các pháp. 12. Tam muội vương an lập tam muội (Phạm:Samàdhi-ràjà-supratiwỉhita), còn gọi là Thiện lập định vương tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì trong tất cả tam muội khác đều được an trú; cũng như đại vương ngồi trên chính điện, sai các quần thần đều phải tuân mệnh. 13. Phóng quang tam muội (Phạm: Razmi-pramukta), Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể phóng các thứ ánh sáng, soi các tam muội, tất cả đều rõ ràng. 14. Lực tiến tam muội (Phạm:Balavyùha), còn gọi là Tinh tiến lực tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì trong các tam muội, được sức tự tại, thường hay biến hóa thần thông để độ chúng sinh. 15. Cao xuất tam muội (Phạm: Samudgata), còn gọi là Xuất sinh tam muội, Đẳng dũng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì phúc đức trí tuệ đều được tăng trưởng, được từ nơi tâm xuất sinh tính của các tam muội. 16. Tất nhập biện tài tam muội(Phạm: Niru-kti-niyata-praveza), còn gọi là Nhập nhất thiết ngôn từ tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể biện thuyết tất cả tam muội, đối với thứ tự lời nói của chúng sinh và các văn tự trong kinh sách, đều có thể phân biệt rõ ràng, không ngại trở. 17. Thích danh tự tam muội (Phạm: Adhiva cana-praveza), còn gọi là Nhập danh tự tam muội, Đẳng nhập tăng ngữ tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì có thể giải thích danh tự và pháp nghĩa của các tam muội, khiến người khác hiểu. 18. Quán phương tam muội (Phạm:Digvilo-kita), Bồ tát trú nơi tam muội này, thì ra vào các tam muội khác một cách tự tại vô ngại, cho nên có thể đem lòng thương xót quán chiếu chúng sinh trong mười phương để mà độ thoát. 19. Đà la ni ấn tam muội (Phạm: Àdhàraịa-mudra), cũng gọi là Tổng trì ấn tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể nắm dấu ấn của các tam muội, phân biệt các tam muội. 20. Vô cuống tam muội (Phạm: Asaôpramo-wa), còn gọi là Bất vong tam muội, Vô vong thất tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì không sinh các tà kiến vô minh ái, khuể (yêu, giận), ở trong các tam muội đều không có việc mờ ám. 21. Nhiếp chư pháp hải tam muội (Phạm: Sarva-dharma-samavasaraịasàgara-mudra), cũng gọi là Nhiếp chư pháp hải ấn tam muội, Chư pháp đẳng thú hải ấn tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, pháp ba thừa đều thu vào bên trong tam muội này, như tất cả dòng sông, đều chảy ra biển. 22. Biến phú hư không tam muội (Phạm:Àkàza-spharaịa), Bồ tát trú trong tam muội này, dùng sức tam muội, che khắp hư không vô lượng vô biên, hoặc phóng ánh sáng, hoặc dùng âm thanh vang dội trong đó. 23. Kim cương luân tam muội (Phạm: Vajra-maịđala), Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể giữ các tam muội, đạt tới hết thẩy các pháp, không trở ngại; cũng như bánh xe kim cương, đi bất cứ đâu đều không bị ngăn trở. 24. Bảo đoạn tam muội (Phạm:Raịaôjaha), Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể trừ diệt tất cả phiền não nhơ bẩn trong tam muội; cũng như có vật quí báu thật thì có thể sửa sang mọi thứ báu cho được trong sáng. 25. Năng chiếu tam muội (Phạm: Vairocana), còn gọi là Năng chiếu diệu tam muội, Biến chiếu tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể dùng trí tuệ soi rọi các pháp; cũng như mặt trời mọc, chiếu khắp thế gian, mọi vật đều rõ ràng. 26. Bất cầu tam muội (Phạm:Aniôiwa), còn gọi là Bất tuần tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể soi tỏ các pháp, đều như huyễn hóa, dứt hết ái dục trong ba cõi, không còn cầu mong gì. 27. Vô trụ tam muội (Phạm:Aniketa- sthita), còn gọi là Tam muội vô xứ trú tam muội, Vô tướng trú tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể soi tỏ các pháp, niệm niệm vô thường, không có tướng dừng trụ. 28. Vô tâm tam muội (Phạm:Nizcinta), còn gọi là Bất tư duy tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, các pháp tâm, tâm sở không còn sinh khởi tác dụng nữa. 29. Tịnh đăng tam muội (Phạm: Vimala-pradìpa), còn gọi là Vô cấu đăng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, lìa các phiền não cáu bẩn, nhờ thế, đèn trí tuệ phát sáng trong sạch. 30. Vô biên minh tam muội (Phạm: Ananta-prabha), còn gọi là Vô biên quang tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể đem ánh sáng trí tuệ, soi khắp chúng sinh trong mười phương thế giới vô biên và vô lượng các pháp đều sáng tỏ. 31. Năng tác minh tam muội (Phạm: Prabhà-kara), còn gọi là Phát quang tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì hay soi sáng các pháp, cũng như ngọn đuốc trong bóng tối, không một vật gì mà không rõ. 32. Phổ chiếu minh tam muội, còn gọi là Phổ biến minh tam muội, Phổ chiếu tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể chiếu khắp các pháp tam muội môn; cũng như viên ngọc báu của Luân vương, chiếu sáng bốn bên. 33. Kiên tịnh chư tam muội (Phạm: Zuddha-sàra), còn gọi là Tịnh kiên định tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay khiến các tam muội trong sạch bền chắc, không bị tất cả các pháp nhơ nhớp làm hại. 34. Vô cấu minh tam muội (Phạm: Vimala-prabha), còn gọi là Vô cấu quang tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay lìa sự nhơ nhớp của tất cả tam muội, phá trừ hết thảy phiền não ái dục vô minh, cũng hay soi tỏ tất cả tam muội. 35. Hoan hỉ tam muội (Phạm: Ratikara), còn gọi là Phát diệu lạc tam muội, Tác lạc tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay sinh ra vô lượng vô biên niềm vui với chính pháp. 36. Điện quang tam muội (Phạm: Vidyut-pradìpa), còn gọi là Điện đăng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, đối với cái đạo đã mất từ vô thủy đến nay, lại có thể được lại, như ánh chớp vụt hiện, soi đường cho người hành giả. 37. Vô tận tam muội (Phạm:Akwaya), Bồ tát trú nơi tam muội này, diệt tướng vô thường của các pháp mà vào lí chân thực không sinh không diệt. 38. Uy đức tam muội (Phạm:Tejovatì), còn gọi là Cụ uy quang tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay được vô lượng uy đức tự tại trang nghiêm. 39. Li tận tam muội (Phạm: Kwayàpagata), Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể thấy các tam muội không cùng tận, đồng thời, thấu suốt cái lí của các thứ quả báo công đức tương ứng trong vô lượng a tăngkì kiếp, mà xa lìa tất cả cái thấy đoạn diệt. 40. Bất động tam muội (Phạm: Aniĩjya), còn gọi là Vô động tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay biết thực tướng các pháp, rốt ráo vắng lặng, trí tuệ và tam muội tương ứng, đối với tất cả tam muội và tất cả các pháp đều không bàn phiếm. 41. Bất thoái tam muội (Phạm: Avivarta), còn gọi là Trang nghiêm tam muội, Vô hà khích tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thường không chuyển lui, tức là A bệ bạt trí. 42. Nhật đăng tam muội (Phạm:Sùryapra-dìpa), còn gọi là Nhật quang tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay soi tỏ mọi loại pháp môn và các tam muội; cũng như mặt trời chiếu rọi tất cả thế giới, lại như đèn sáng, hay chiếu phá phòng tối. 43. Nguyệt tịnh tam muội (Phạm: Candra-vimala), còn gọi là Tịnh nguyệt tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, trí tuệ trong sáng, lợi ích chúng sinh, lại hay phá màn vô minh của các tam muội; cũng như vừng trăng tròn sáng, phá màn đen tối. 44. Tịnh minh tam muội (Phạm: Zuddha-prabhàsa), cũng gọi là Tịnh quang tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay thấy rõ các pháp, không bị chướng ngại. 45. Năng tác minh tam muội (Phạm: Àloka-kara), còn gọi là Phát minh tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì cùng với trí Bát-nhã tương ứng mà chiếu soi rỗng suốt các môn tam muội. 46. Tác hành tam muội (Phạm: Kàràkàra) còn gọi là Đại bát-nhã quyết tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay phát khởi những tam muội đã được từ trước. 47. Tri tướng tam muội (Phạm:Jĩànaketu), còn gọi làTrí chàng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì thấy trong tất cả tam muội, có cái tướng của trí tuệ chân thực. 48. Như kim cương tam muội (Phạm: Vajro-pama), Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể phá hết thảy phiền não kết sử, không sót một chút nào; cũng như kim cương hay phá các vật, diệt hết không sót. 49. Tâm trú tam muội (Phạm: Cittasthiti), còn gọi là Trú tâm tam muội, tướng tâm của chúng sinh vụt hiện vụt biến, thay đổi luôn luôn, khó chế khó giữ, Bồ tát trú nơi tam muội này, thì có thể thu nhiếp sự tán loạn, tâm không lay động. 50. Phổ minh tam muội (Phạm: Samantàlo-ka), còn gọi là Biến chiếu tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, trong tất cả pháp, thấy tướng ánh sáng, không bị tối tăm, dùng sức thần thông chiếu khắp thế gian, thấy suốt không ngại. 51. An lập tam muội (Phạm: Supratiwỉhita), còn gọi là Thiện trú tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, ở trong tất cả công đức thiện pháp, an lập vững chắc, như núi Tu di đứng yên không động. 52. Bảo tụ tam muội (Phạm: Ratnakoỉi), còn gọi là Bảo đính tam muội, Bảo tích tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có khả năng chuyển tất cả những cái mà cõi nước có, đều thành bảy thứ báu. 53. Diệu pháp ấn tam muội (Phạm: Vara-dharma-mudra),Bồ tát trú nơi tam muội này, được các tam muội pháp ấn công đức sâu xa mầu nhiệm của chư Phật, Bồ tát. 54. Pháp đẳng tam muội(Phạm:Sarvadhar-ma-samatà), còn gọi là Nhất thiết pháp bình đẳng tính tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay thấy suốt chúng sinh và hết thảy pháp đều bình đẳng. 55. Đoạn hỉ tam muội (Phạm: Ratijaha),còn gọi là Sinh hỉ tam muội, Xả ái lạc tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay quán xét các tướng khổ, không, vô thường, vô ngã, bất tịnh, đối với tất cả thế gian, sinh tâm chán xa, không khởi ý tưởng ham vui. 56. Đáo pháp đính tam muội (Phạm: Dhar-modgata), còn gọi là Nhập pháp đính tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay dùng sức phương tiện Bát nhã, lên đến đỉnh núi pháp. 57. Năng tán tam muội (Phạm: Vikiraịa), còn gọi là Phiêu tán tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, cùng với không tuệ tương ứng, hay phá tan các pháp. 58. Phân biệt chư pháp cú tam muội (Phạm: Sarva-dharma-pada-prabheda), còn gọi là Hoại chư pháp xứ tam muội, Phân biệt pháp cú tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, phân biệt được các lời nói câu văn của tất cả các pháp, vì chúng sinh mà nói pháp, lời lẽ không bị trở ngại. 59. Tự đẳng tướng tam muội (Phạm: Samà-kwaràvakàra), còn gọi là Bình đẳng tự tướng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, quán các chữ, các lời, tất cả đều bình đẳng, chửi mắng khen ngợi, không có yêu, ghét. 60. Li tự tam muội (Phạm: Akwaràpagata), còn gọi là Li văn tự tướng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thấu suốt nghĩa chân như của các pháp, không bị văn chữ lời nói làm chướng ngại, bởi thế, trong biển nghĩa, không có cái vọng kiến văn chữ tồn tại. Tức là đối với văn chữ trong quyển kinh, có thể thấy trực tiếp nghĩa chân thực, mà xa lìa sự chấp chặt vào văn chữ danh tướng. 61. Đoạn duyên tam muội (Phạm: Àramba-ịa-cchedana), còn gọi là Đoạn sở duyên tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể ở cảnh hoan lạc mà không sinh tâm vui mừng, ở trong cảnh đau khổ mà không sinh tâm buồn bực, trong cảnh không khổ không vui, cũng không sinh tâm bám níu, đối với ba cảm thụ ấy đều xa lìa không dính, nên tâm đoạn, duyên diệt. 62. Bất hoại tam muội (Phạm:Avikàra), còn gọi là Vô biến dị tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay thấy rõ pháp tính rốt ráo vắng lặng, bàn phiếm không phá được, vô thường cũng không chuyển được. 63. Vô chủng tướng tam muội (Phạm: Aprakàra), còn gọi là Vô phẩm loại tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, biết rõ các pháp không có tướng, vì thế không thấy có tướng các pháp. 64. Vô xứ hành tam muội (Phạm: Aniketa-càrin), còn gọi là Vô tướng hành tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay biết ngọn lửa ba độc tham, sân, si thiêu đốt ba cõi, vì thế tâm không nương tựa; biết Niết bàn cũng rốt ráo là không, nên cũng không nương tựa. 65. Li mông muội tam muội (Phạm: Timirà-pagata), còn gọi là Li ám tam muội, Li ế ám tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, ở trong các tam muội, chỉ còn một mảy may vô minh, cũng có thể trừ diệt hết. 66. Vô khứ tam muội (Phạm: Càritravatì), Bồ tát trú nơi tam muội này, không thấy tướng đi lại của tất cả các pháp. 67. Bất biến dị tam muội (Phạm: Acala), còn gọi là ất động tam muội, Bất biến động tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay quán tất cả pháp tam muội; đều không thấy tướng đổi khác. 68. Độ duyên tam muội (Phạm: Viwaya-tìrịa), còn gọi là Độ cảnh giới tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, đều diệt hết các phiền não duyên theo sáu trần, có khả năng vượt qua biển lớn sáu trần, cũng có thể vượt qua tất cả trí tuệ duyên sinh tam muội. 69. Tập chư công đức tam muội (Phạm: Sar-va-guịa-saôcaya-gata), còn gọi là Tập chư đức tam muội, Tập nhất thiết công đức tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, tu tập hết thảy thiện căn công đức, lúc đầu đêm, lúc cuối đêm, không ngưng nghỉ, cũng như mặt trời mặt trăng vận chuyển không ngừng. 70. Trú vô tâm tam muội (Phạm: Sthita-niscitta), còn gọi là Vô tâm trú tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, chỉ theo trí tuệ chứ không theo tâm thức, ở yên trong thực tướng của các pháp. 71. Tịnh diệu hoa tam muội (Phạm: Zubha-puwpita-zuddhi), Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể trong các tam muội, nở những hoa công đức, để tự tại trang nghiêm, cũng như cây nở hoa, cây tự trang sức. 72. Giác ý tam muội (Phạm: Bodhyaígavatì), Bồ tát trú nơi tam muội này, khiến các tam muội biến thành vô lậu, cùng với bảy giác chi tương ứng. 73. Vô lượng biện tam muội (Phạm: Ananta-pratibhàna), còn gọi là Cụ giác chi tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, được vô lượng biện tài, chỉ nói một câu mà trải vô lượng kiếp cũng không cùng tận. 74. Vô đẳng đẳng tam muội (Phạm: Asama-sama). Bồ tát trú nơi tam muội này, quán hết thẩy chúng sinh đều đồng như Phật, quán tất cả pháp đều đồng Phật pháp, cùng với Vô đẳng đẳng Bát nhã ba la mật tương ứng. 75. Độ chư pháp tam muội (Phạm: Sarva-dharmàtikramaịa), còn gọi là Siêu nhất thiết pháp tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể vào cửa ba giải thoát vượt khỏi ba cõi, hóa độ chúng sinh ba thừa. 76. Phân biệt chư pháp tam muội (Phạm:Pari-cchedakara), còn gọi là Quyết phán chư pháp tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay phân biệt tướng của các pháp thiện, bất thiện, hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi v.v... 77. Tán nghi tam muội (Phạm:Vimativiki-raịa), còn gọi là Tán nghi võng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thế trong tất cả pháp, cắt hết lưới ngờ, được thực tướng của hết thảy các pháp. 78. Vô trú xứ tam muội (Phạm: Niradhi-wỉhàna), còn gọi là Vô xứ tam muội, Vô sở trú tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì thông suốt các pháp mà không chấp chặt ngưng trệ ở một chuẩn tắc nhất định nào của mỗi pháp. 79. Nhất trang nghiêm tam muội (Phạm:Eka-vyùha), còn gọi là Nhất tướng tam muội, Nhất tướng trang nghiêm tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay quán thấy các pháp đều là một, bất luận là có tướng hay không, hoặc thấy tất cả pháp đều không, biết rõ cái lí hết thảy tức một, và dùng trí tuệ một tướng mà trang nghiêm tam muội này. 80. Sinh hành tam muội (Phạm: Àkàràbhì-nirhàra), còn gọi là Dẫn phát hành tướng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay quán các loại tướng đi, tướng vào, tướng đứng, tướng ra và biết các tướng ấy đều là không. 81. Nhất hạnh tam muội (Phạm: Ekàkàra), còn gọi là Nhất hành tướng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, cùng với tất kính không tương ứng, không còn thứ tự của hành nào khác nữa. 82. Bất nhất hành tam muội (Phạm: Àkàrà-navakàra), còn gọi là Li hành tướng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, không thấy tướng đơn nhất của các tam muội, là vì trong tam muội này có thể kiêm tu các loại quán hành khác. 83. Diệu hành tam muội (Phạm: Sucàrin), còn gọi là Diệu hành tướng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, không thấy các tam muội có từ hai hành tướng trở lên, mà chỉ có một tam muội duy nhất tương ứng với tất kính không, bởi thế, tất cả hí luận đều không phá được. 84. Đạt nhất thiết hữu để tán tam muội (Phạm: Nairvedhika-sarva-bhavatalopagata), còn gọi là Đạt chư hữu để tán hoại tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể dùng trí tuệ vô lậu, thông suốt ba cõi, cho đến tận đáy của cõi Phi hữu tưởng phi vô tưởng, hết thảy các cõi đều khiến tan hoại. 85. Nhập danh ngữ tam muội (Phạm: Saô-keta-ruta-praveza), cũng gọi là Nhập ngôn ngữ tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì có thể biết tất cả danh tự lời nói của hết thảy chúng sinh, hết thảy vật và hết thảy pháp, không một cái gì mà không hiểu. 86. Li âm thanh tự ngữ tam muội (Phạm:Nirghowàksara-vimukta), còn gọi là Giải thoát âm thanh văn tự tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, quán hết thảy các pháp đều không có tiếng tăm lời nói, thường là tướng vắng lặng. 87. Nhiên cự tam muội (Phạm: Jvalanolka), cũng gọi là Cự xí nhiên tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay dùng đuốc trí tuệ, soi sáng tất cả pháp, không một mảy may lầm lạc lẫn lộn; như người đi đêm cầm đuốc, không sa vào hang hầm nguy hiểm. 88. Tịnh tướng tam muội (Phạm: Lakwaịa-parizodhana), còn gọi là Nghiêm tịnh tướng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, được trong sạch đầy đủ mà trang nghiêm ba mươi hai tướng, lại có thể quán xét các tướng tổng, biệt của mọi pháp đúng như pháp, cũng có thể quán các pháp thanh tịnh không có tướng. 89. Phá tướng tam muội (Phạm: Anabhi-lakwita) còn gọi là Vô tiêu xí tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì không thấy tất cả pháp tướng, cũng không thấy tướng của các tam muội. 90. Nhất thiết chủng diệu túc tam muội (Phạm:Sarvàkàra-varopeta),còn gọi là Cụ nhất thiết diệu tướng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay lấy các công đức để trang nghiêm Thiền định, khiến được thanh tịnh mà đầy đủ hết thảy diệu tướng. 91. Bất hỉ khổ lạc tam-muội (Phạm: Sarva-sukha-du#kha-nirabhinandì), còn gọi là Bất hí khổ lạc tam muội, Bất hí nhất thiết khổ lạc tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay quán xét cái vui ở đời có nhiều nỗi đắng cay, hoạn nạn, giả dối đảo điên, chẳng đáng ham thích; quán xét cái khổ ở thế gian, như bệnh tật, như mũi tên đâm vào mình, lòng không ưa muốn. Vì tất cả các pháp đều là hư dối, nên khổ cũng như vui, đều không đáng mừng. 92. Vô tận tướng tam-muội (Phạm: Akwaya-karaịđa), còn gọi là Bất tận hành tam muội, Vô tận hành tướng tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay quán hết thảy pháp, không thường không đoạn, chẳng hoại chẳng hết. 93. Đà la ni tam muội (Phạm: Dhàraịìmat), còn gọi là Đa đà la ni tam muội, Cụ đà la ni tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì hay giữ các tam muội, nên các đà la ni cũng đều tự nhiên mà được. 94. Nhiếp chư tà chính tướng tam muội (Phạm: Samyaktva-mithyàtvasarva-saôgra-haịa), còn gọi là Thủ chư tà chính tướng tam muội, Nhiếp phục nhất thiết chính tính tà tính tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, đối với tất cả chúng sinh thuộc chính định tụ, tà định tụ, bất định tụ đều không lìa bỏ, một lòng nhiếp thủ mà không thấy các tướng tà, chính. 95. Diệt tắng ái tam muội (Phạm: Anurodhà pratirodha), cũng gọi là Li tắng ái tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, hay diệt mọi tình yêu ghét, trong các pháp đáng ghét, không sinh tâm tức bực. 96. Nghịch thuận tam muội (Phạm: Sarva-rodha-virodha-saôprazamana), còn gọi là Tĩnh tức nhất thiết vi thuận tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, đối với các pháp có thể nghịch, thuận tùy ý, có thể phá tất cả chúng sinh tà nghịch, hay thuận với tất cả chúng sinh có thể cảm hóa được, nhưng lại không chấp vào tướng thuận, nghịch. 97. Tịnh quang tam muội (Phạm: Vimala-prabha), còn gọi là Vô cấu minh tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, đối với các tam muội đều được sáng sủa trong sạch, không một mảy may phiền não. 98. Kiên cố tam muội (Phạm:Sàravat), còn gọi là Cụ kiên cố tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, đối với thực tướng của các pháp, trí tuệ tương ứng và rất bền chắc; cũng như hư không, không gì phá hoại được. 99. Mãn nguyệt tịnh quang tam muội (Phạm: Paripùrịa-candra-vimalaprabha), Bồ tát trú nơi tam muội này, có đủ trí sáng suốt thanh tịnh, diệt ngọn lửa vô minh yêu, giận, công đức mát rợi, lợi ích chúng sinh; cũng như vừng trăng tròn mùa thu, phá tan các bóng tối, mát mẻ dịu dàng. 100. Đại trang nghiêm tam muội (Phạm:Mahà-vyùha), Bồ tát trú nơi tam muội này, thì thành tựu đại trang nghiêm, thấy thế giới trong mười phương nhiều như cát sông Hằng, đem hương hoa bằng bảy thứ báu để làm đẹp cõi Phật, công đức trang nghiêm như thế mà tâm không đắm trước. 101. Năng chiếu nhất thiết thế tam muội (Phạm:Sarvàkàra-prabhà-kara), còn gọi là Chiếu nhất thiết thế gian tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, có thể soi rọi tất cả pháp trong chúng sinh thế gian, trụ xứ thế gian và ngũ chúng thế gian. 102. Tam muội đẳng tam muội (Phạm: Samàdhi-samatà), còn gọi là Đẳng tam muội, Định bình đẳng tính tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì hay quán các tam muội một cách bình đẳng, không thấy có sâu cạn cao thấp khác nhau, quán tất cả pháp hữu vi đều do nhân duyên sinh, và cùng với tướng tam muội cũng đều bình đẳng. 103. Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh tam muội (Phạm: Araịa-saraịasarva-samavasaraịa), còn gọi là Vô tránh hành tam muội, Hữu tránh vô tránh bình đẳng lí thú tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì trong tất cả pháp có thể thông suốt vô ngại, không thấy pháp này tướng như thế này, không thấy pháp này tướng như thế kia, đối với chúng sinh cũng không tranh cãi xấu, tốt, chỉ theo tâm hành của họ mà nhiếp thủ độ thoát. 104. Bất nhạo nhất thiết trụ xứ tam muội (Phạm: Anilambha-niketa-nirata), còn gọi là Vô trụ xứ tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì không ưa ở thế gian, vì thế gian là vô thường; cũng không ưa trú nơi phi thế gian, là vì chẳng chấp trước vào cái không. 105. Như trụ định tam muội (Phạm: Tatha-tà-sthita-nizcita), còn gọi là Quyết định an trụ chân như tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, thì biết tướng như thực của tất cả pháp, không thấy có pháp nào siêu vượt thực tướng đó. 106. Hoại thân suy tam muội (Phạm: Kàya-kali-saôpramathana), còn gọi là Hoại thân tam muội, Li thân uế ác tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, dùng sức trí tuệ phá trừ các loại tướng suy tự nhiên hoại diệt sắc thân. 107. Hoại ngữ như hư không tam muội (Phạm: Vàk-kali-vidhvaôsanagagana-kalpa),còn gọi là Li ngữ uế ác tam muội. Bồ tát trú nơi tam muội này, không thấy ngữ nghiệp của các tam muội nương vào âm thanh mà có, như hư không, như huyễn hóa, không sinh yêu, ghét. 108. Li trước hư không bất nhiễm tam muội (Phạm: Akàsàsaíga-vimuktinirupalepa), còn gọi là Vô nhiễm trước như hư không tam muội. Bồ tát tu hành Bát nhã ba la mật, quán xét các pháp rốt ráo là không, chẳng sinh chẳng diệt, cũng như hư không. Tuy được tam muội ấy, nhưng đối với tướng của hư không tam muội cũng không nhiễm trước. [X. luận Đại trí độ Q.5].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hai Gốc Cây


Giải thích Kinh Địa Tạng


Kinh Kim Cang


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.81.97.37 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...