Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bắc truyền phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bắc truyền phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


bắc truyền phật giáo:

(北傳佛教) Tên gọi chung cho nền Phật giáo được truyền từ bắc Ấn độ qua miền trung Á vào Trung quốc, Đại hàn đến Nhật bản, và nền Phật giáo từ Népal, Tây tạng truyền vào Mông cổ. Cũng gọi Bắc phương Phật giáo. Thế kỉ 19, các học giả châu Âu bắt đầu nghiên cứu Phật giáo, phần nhiều họ nghiên cứu kinh điển Phật giáo thuộc hệ thống tiếng Pàli Tích lan lưu hành ở các nước Tích lan, Miến điện, Thái lan và Cao miên, rồi gọi Phật giáo tại các nước ấy là Nam phương Phật giáo. Đối lại, kinh điển Phật giáo thuộc hệ thống tiếng Phạm (sanskrit) và tác phẩm phiên dịch từ tiếng Phạm được lưu hành tại Trung quốc, Nhật bản, Tây tạng v.v..., vì từ Ấn độ truyền bá theo hướng bắc, cho nên gọi là Bắc phương Phật giáo, Bắc truyền Phật giáo. Vào niên hiệu Nguyên thọ năm đầu (năm thứ 2 tr.T.L) đời vua Ai đế nhà Tây Hán Phật giáo đã từ Ấn độ qua Tây vực mà truyền vào nội địa Trung quốc. Những năm cuối đời Đông Hán, các kinh điển Phật giáo liên tục được dịch ra chữ Hán, giáo nghĩa Phật giáo bắt đầu kết hợp với tư tưởng và văn hóa truyền thống của Trung quốc, thấm sâu vào nhân gian. Thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều, Phật giáo lại kết hợp huyền học, rồi sự phiên dịch kinh điển Phật giáo, nghiên cứu giáo nghĩa, kinh tế chùa viện v.v... cũng đều được phát triển. Đến đời Tùy, Đường thì đạt đến cực thịnh mà hình thành các tông phái như Thiên thai, Hoa nghiêm, Pháp tướng, Luật, Tịnh độ, Thiền v.v... những tông phái này đều dung hội với văn hóa vốn có của Trung quốc mà sản sinh ra Phật giáo Đại thừa. Từ đời Tống trở về sau, Phật giáo đã dần dần dung hợp với Nho giáo, Đạo giáo. Về phía Tây tạng, thì sau thế kỉ thứ VII, Phật giáo được truyền vào, và dần dần đã trở thành Phật giáo Tây tạng (người ta quen gọi Lạt ma giáo), sau đó, truyền đến các khu vực Mông cổ và Tây bá lợi á. Về phía Triều tiên, thì cuối thế kỉ thứ IV, Phật giáo từ Trung quốc được truyền vào Triều tiên. Từ thế kỉ thứ VII trở về sau lại có các vị tăng Triều tiên đến Trung quốc cầu pháp, đem Phật giáo Thiền tông Trung quốc truyền về Triều tiên, thành lập tông Tào khê, là Thiền tông riêng của Triều tiên lưu hành trong nước. Về phía Nhật bản, thì cuối nửa đầu của thế kỉ VI, Phật giáo từ Trung quốc, Triều tiên truyền vào và đã nhanh chóng phát triển thành tôn giáo chính của Nhật bản. Vào thời kì Nại lương (Nara, 710-794), Phật giáo Nhật bản đã có sáu tông: Tam luận, Pháp tướng, Thành thực, Câu xá, Luật, Hoa nghiêm v.v..., tất cả đều đã từ Trung quốc truyền sang. Đến thế kỉ IX, các tông Thiên thai, Chân ngôn lại được truyền vào. Sang thế kỉ XIII thì các tông Tịnh độ, Tịnh độ chân tông và tông Nhật liên dấy lên, rồi Thiền tông cũng được truyền vào. Mặc dầu tông phái phiền tạp, nhưng Phật giáo Nhật bản vẫn xem Đại thừa là chủ yếu, còn Tiểu thừa thì chì xen lẫn chút ít. Về phía Việt nam, thì chủ yếu là Phật giáo từ Trung quốc được truyền sang vào thế kỉ thứ II, về sau cũng du nhập các tông phái Phật giáo Trung quốc, trong đó, Thiền tông và Tịnh độ tông là chính. Các phái Thiền chủ yếu thì có phái Diệt hỉ (Phạm : Vinìtaruci=Tì ni đa lưu chi), phái Vô ngôn thông, phái Thảo đường, phái Trúc lâm, phái Liễu quán và phái Liên tôn. Nói tóm lại, Phật giáo phương Nam vẫn còn giữ được sắc thái đậm đà của Phật giáo nguyên thủy ở Ấn độ; tuy nhiên, không phải chỉ có Tiểu thừa, mà cũng có Đại thừa. Còn Phật giáo phương Bắc thì dung hợp với các nền văn hóa sẵn có của các địa phương, lấy Đại thừa làm chính, nhưng cũng không phải chỉ thuần túy Đại thừa, mà còn xen lẫn cả Tiểu thừa. Nói đúng ra, cả Kinh điển bằng tiếngPàlihay tiếng Phạm đều vốn bắt nguồn ở trung Ấn độ, cho nên bất luận là Tích lan (Tiểu thừa) hay Népal (Đại thừa) cũng chỉ là nơi được truyền thừa mà thôi. Nếu nhìn bao quát các khu vực nói ở trên, thì chia Phật giáo làm hai phương Nam, Bắc e không thích đáng, mà cũng không phải là cách chia loại xác thực. Hơn nữa, các Kinh luận phiên dịch của Phật giáo phương Bắc mông mênh như biển, trong đó, có các nguyên bản Thánh điển tiếng Phạm, rồi các loại bản dịch Tây tạng, Hán, Mông cổ, Mãn châu, Triều tiên, Nhật bản v.v... rất là đồ sộ. Ngoài ra, còn có các tác phẩm soạn thuật của các bậc cao tăng tổ sư cực kì phong phú, Phật giáo phương Nam không thể nào sánh kịp. (xt. Nam Truyền Phật Giáo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện cổ Phật giáo


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Phật pháp ứng dụng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...