Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chân ngôn »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: chân ngôn








KẾT QUẢ TRA TỪ


chân ngôn:

(真言) Phạm: mantra. Dịch âm: Mạn đát la, Mạn đồ la. Cũng gọi Đà la ni, Chú, Minh, Thần chú, Mật ngôn, Mật ngữ, Mật hiệu. Hàm ý là lời nói chân thực, không hư dối. Trong Mật giáo, Chân ngôn tương đương với Ngữ mật trong ba mật, và nói Chân ngôn bí mật. Hoặc còn chỉ Đức bản thệ của chư Phật, Bồ tát, chư Thiên, hoặc là tên riêng của các Ngài - hoặc chỉ các câu nói bí mật chứa đựng những giáo nghĩa sâu kín, mà phàm phu và Nhị thừa không thể biết được. Trung quốc và Nhật bản đều không phiên dịch chân ngôn, mà chỉ trực tiếp dùng phiên âm của nguyên ngữ. Cho rằng, xướng niệm, viết chép hoặc quán tưởng là quán tưởng văn tự chân ngôn, có thể được công đức tương ứng với chân ngôn. Cho nên, chân ngôn không những chỉ có thể đưa đến thành Phật ngay thân này, mà còn có thể thỏa mãn các nguyện vọng thế gian. Chẳng hạn như Chân ngôn Quang minh nói trong kinh Bất không quyên sách Tì lô giá na Phật đại quán đính quang chân ngôn, có thể khiến người nghe diệt trừ các tội chướng. Lại như tụng Chân ngôn Quang minh gia trì vào cát vàng, rồi đem cát ấy rắc lên xác chết, hoặc lên mộ người chết, nhờ sức gia trì, mà người chết diệt hết tội lỗi được vãng sinh Tây phương cực lạc thế giới. Danh từ Chân ngôn (Mạn đát la), từ nguồn gốc vốn là công cụ biểu hiện sự tư duy, cũng tức là ý văn tự, ngữ ngôn, đặc biệt chỉ cho lời nói thiêng liêng do thần, quỷ phát ra. Phong tục tụng đọc Mạn đát la đã rất thịnh hành tại Ấn độ ngày xưa, các kinh Phệ đà đã cho thấy rõ điều đó. Nhưng trong văn học Mạn đát la, thì Mạn đát la được giải thích là ý giải phóng tư duy, cũng tức là tư duy giải phóng con người từ sự trói buộc của sống chết. Ngoài sự giải thích như trên ra, Chân ngôn cũng còn bao hàm mấy nghĩa sau đây: 1. Minh, tiếng Phạm: Vidyà, hàm ý học vấn, tri thức. 2. Đà la ni (Phạm: Dhàranì, tổng trì), từ miệng nói ra là Chân ngôn đà la ni, biểu hiện ở nơi thân thì gọi là Minh. 3. Nếu chân ngôn do những câu dài tạo thành, thì gọi Đà la ni, còn chỉ với vài câu tạo thành, thì gọi Chân ngôn - có khi một chữ, hai chữ thì gọi chủng tử. Nói theo nghĩa rộng, không những chỉ văn tự, ngôn ngữ biểu thị thần chú bí mật, mới gọi là Chân ngôn, mà ngay cả sự nói pháp của Pháp thân Phật cũng gọi là Chân ngôn. Như các kinh điển, Mật giáo của Đông mật tại Nhật bản, hoặc các kinh điển Hiển giáo Mật giáo của Thai mật, về mặt biểu diện, đều dùng ngôn ngữ phổ thông, nhưng về mặt bản chất, thì đều căn cứ vào sự gia trì bí mật của Đại nhật Như lai, cho nên gọi là Chân ngôn bí mật tạng. Ngoài ra, như tiếng gió rì rào trên ngọn tùng, tiếng nước róc rách trong khe suối, tất cả đều là tiếng Như lai diễn nói pháp chân như thực tướng, cho nên gọi là Chân ngôn. Trong Mật giáo, chân ngôn được chia làm nhiều loại: 1. Đứng về phương diện người nói Mật ngữ khác nhau mà chia, thì có năm loại: Như lai nói, Bồ tát kim cương nói, Nhị thừa nói, chư Thiên nói và Địa cư thiên nói. 2. Đứng về phương diện ba bộ lớn của Mật giáo mà chia, thì tức là ba loại chân ngôn của Phật bộ, Liên hoa bộ và Kim cương bộ. 3. Đứng về phương diện tính chất của phép tu mà chia, thì có bốn loại: Tức tai pháp, Hàng phục pháp, Nhiếp triệu pháp và Tăng ích pháp. 4. Đứng về phương diện hình thức mà phân loại, thì có nhiều chữ (đà la ni), một chữ (chân ngôn) và không chữ (thực tướng) khác nhau. Ngoài ra, chân ngôn của một vị tôn cũngcó rộng, vừa và lược phân biệt gọi là Đại chú (Đại tâm chú), Trung chú (Tâm chú) và Tiểu chú (Tâm trung tâm chú).Thu tập chân ngôn của chư tôn mà biên thành sách, thì có: 1. Năm Diên bảo thứ 8 (1680), ngài Tịnh nghiêm tại Nhật bản bắt đầu in Phổ thông chân ngôn tạng. 2. Năm Gia khánh thứ 5 (1800) đời Thanh, chùa Vọng nguyệt ở Triều tiên in Chân ngôn tập. [X. kinh Trường a hàm Q.14 - kinh Tô tất địa yết la Q.thượng phẩm Chân ngôn tướng - kinh Đại nhật Q.1, Q.2 - Đại nhật kinh sớ Q.7, Q.12 - Tổng thích Đà la ni nghĩa tán - Pháp hoa nghĩa sớ Q.12 (Cát tạng)]. (xt. Chú, Đà La Ni).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.179.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (157 lượt xem) - Việt Nam (100 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - ... ...