Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: căn »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: căn








KẾT QUẢ TRA TỪ


căn:

(根) Phạm: Indriya. Thông thường chỉ cho khí quan, cơ năng, năng lực. Trong dụng ngữ Phật giáo, danh từ căn cũng hàm ý là năng lực khí quan. Gốc rễ của cỏ cây không những chỉ có sức tăng trưởng, mà còn có năng lực phát sinh ra thân cây, cành lá và hoa quả. Cũng như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, không những chỉ giúp cho sự giác ngộ của người tu hành, mà còn có sức đẩy mạnh Tín, Tiến, Niệm, Định, Tuệ, vì thế mà dùng năm căn làm tên gọi. Về căn, trong các kinh giáo có rất nhiều nghĩa, nhưng đại khái có thể chia làm hai loại sau: 1. Chỉ tác dụng có sức mạnh mẽ (cũng gọi là tăng thượng). Có 22 căn: Căn mắt, căn tai, căn mũi, căn lưỡi, căn thân, căn ý, căn nữ, căn nam, căn sống, căn vui, căn khổ, căn mừng, căn lo, căn bỏ, căn tin, căn siêng, căn niệm, căn định, căn tuệ, căn chưa biết đang biết, căn đã biết và căn biết đầy đủ v.v... Sáu căn đầu: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gọi là Lục căn, trong đó, ngoài căn ý (tâm) ra, năm căn trước thuộc về khí quan (ngũ quan) cảm giác, hoặc là cơ năng cảm giác, do vật chất (sắc) tạo thành, vì thế gọi là năm sắc căn, gọi tắt là năm căn. Phái Số luận cho rằng năm căn này có đủ tác dụng nhận biết, bởi vậy gọi là Tri căn, năm Tri căn. Ngoài năm Tri căn ra, phái Số luận còn thêm năm căn Tác nghiệp (tay, chân, miệng, chỗ tiểu tiện, chỗ đại tiện) và căn ý mà lập thành thuyết 11 căn. Năm căn chia thành Thắng nghĩa căn điều khiển các tác dụng cảm giác (tương đương với hệ thần kinh) và Phù trần căn giúp đỡ các tác dụng (nhãn cầu, cổ mạc v.v... là những khí quan bên ngoài do máu thịt tạo thành); Nhất thiết hữu bộ cho Thắng nghĩa căn mới là năm căn. Trong 22 căn thì năm căn vui, buồn, mừng, lo và trung dung (không vui không buồn = xả), có khả năng cảm nhận những ấn tượng cảm giác ngoại giới, có khác với năm căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân nên gọi là Ngũ thụ căn (năm căn cảm nhận). Ngoài ra, tín, cần (siêng năng), niệm, định, tuệ cũng gọi là năm căn, vì chúng có khả năng diệt trừ phiền não, đạt đến Thánh đạo, có tác dụng thù thắng, cho nên cũng dùng chữ căn làm tên. Nhưng để phân biệt với năm căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, năm căn tín, cần, niệm, định, tuệ được gọi là Ngũ vô lậu căn (năm căn vô lậu). Còn về ba căn: Chưa biết đang biết, Đã biết và Biết đầy đủ thì căn Chưa biết đang biết do kiến đạo dẫn khởi, còn căn Đã biết thì phát sinh ở Tu đạo và căn Biết đầy đủ thì đến Vô học đạo mới nảy sinh. Ba căn trên đây cũng gọi là Tam vô lậu căn (ba căn vô lậu). Lại nữa, trong 22 căn thì nữ căn, nam căn và mệnh căn là chỉ cho mệnh sống và tuổi thọ. Nữ căn, nam căn tạo cho nam, nữ có đủ sức trưng tính, đặc biệt chỉ tính khí. Cái tính dời đổi từ nam chuyển biến thành nữ, hoặc do nữ chuyển biến thành nam, thì gọi là chuyển căn. Thông thường nói hai căn, có người bảo đó là Thắng nghĩa căn và Phù trần căn, nhưng cũng có người cho hai căn là nam căn và nữ căn. 2. Căn, có nghĩa căn cơ, căn tính, biểu thị tính chất, tư chất, là người lãnh nhận giáo pháp. Vì căn có hơn và kém khác nhau, nên mới phân biệt hai căn lợi (sắc bén) và độn (chậm lụt), hoặc ba căn thượng, trung, hạ, hoặc ba căn lợi, trung, độn v.v... Nếu dùng sức tu đạo mà tu luyện, từ độn căn, hạ căn, dần dần tu đến lợi căn, thượng căn, thì gọi là Luyện căn, hoặc là Chuyển căn. Trong các loại chuyển căn, đặc biệt chỉ cho hạng người từ Thanh văn (hạ căn) chuyển đến Duyên giác (trung căn), rồi lại tiến lên nữa mà đến Bồ tát (thượng căn).[X. luận Câu xá Q.3; Đại thừa nghĩa chương Q.4]. (xt. Tam Vô Lậu Căn, Ngũ Căn).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cẩm nang phóng sinh


Nghệ thuật chết


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Nắng mới bên thềm xuân

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.183.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (74 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...