Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cấm dục »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: cấm dục








KẾT QUẢ TRA TỪ


cấm dục:

(禁欲) Hành vi đè nén những ham muốn của nhục thể và thế gian, để mong đạt đến cảnh giới tinh thần lí tưởng. Nhưng loại cấm dục thì rất nhiều, hoặc tích cực tưởng lệ sự tu khổ hạnh, hoặc phủ định nhục thể, phủ định hiện thế, để thực hiện lí tưởng mong cầu giải thoát ở đời sau: đó là mục đích của tôn giáo. Tại châu Âu, vào thời Trung cổ, các tu viện Cơ đốc giáo chủ trương cuộc sống triệt để ẩn cư cấm dục. Kì na giáo tại Ấn độ cũng cho rằng nhịn ăn là con đường tắt tốt nhất để đi đến giải thoát, ngoài ra còn thừa nhận sự chết đói là một hình thái chết lí tưởng. Khi đức Thích tôn còn tại thế, phép thực tiễn của tôn giáo có hai loại là khổ hạnh (Phạm: Tapas) và tu định (Phạm: Samàdhi). Căng Yết La Đồng Tử Khổ hạnh là hành hạ thể xác cho đến cực độ để cho tinh thần được nhẹ nhàng thanh tịnh. Còn tu định là phương pháp an định tinh thần, khiến nó thống nhất mà tách lìa khỏi nhục thể. Đức Thích tôn lúc đầu cũng tu định, nhưng chưa giác ngộ, sau lại hành khổ hạnh suốt sáu năm, gầy còm chỉ còn da bọc xương, nhưng cũng chẳng được giải thoát, ngài bèn bỏ khổ hạnh và ăn uống trở lại. Sau khi thân thể hồi phục, Ngài lại ngồi tu định dưới gốc cây và cuối cùng đã khai ngộ. Hai phương pháp tu định và khổ hạnh nói trước, đều đứng trên lập trường tâm, vật nhị nguyên luận, muốn từ thể xác mà cầu được giải thoát trong nội tâm. Nhưng sau, đức Thích tôn tu định thì là phép tu bỏ sự ép xác mà chính quán chân lí tâm vật nhất như. Bởi thế, Ngài đã từng nói với các đệ tử là Ngài đã bỏ cả hai cực đoan: chủ nghĩa khổ hạnh và chủ nghĩa khoái lạc mà theo một phương pháp trung đạo. Sau khi đức Phật nhập diệt, phái bảo thủ trong giáo đoàn đã chế định rất nhiều giới luật, đặc biệt đề cao sự xuất gia diệt dục, nhưng đối với sự khổ hạnh cực đoan thì coi là tà đạo và chối bỏ. Ngoài ra, do chúng tại gia phát khởi cuộc vận động Bồ tát đại thừa, chủ trương tâm vật nhất như, hiện thực và lí tưởng tuyệt đối thống nhất, và thực hiện tinh thần từ bi, lợi tha một cách tích cực trong đời sống hàng ngày, tức từ ngay trong cuộc sống thường nhật mà đạt được lí tưởng: đó là giác ngộ chân chính. Chẳng hạn như sự xả thân cúng dường của Phật giáo Đại thừa, tức là một loại phương pháp Bồ tát tu hành thực tiễn chối bỏ chính mình. Nhưng cũng có khi từ quan điểm Phiền não tức bồ đề, sinh tử tức Niết bàn mà khẳng định tất cả mọi hành vi trong sinh hoạt thường nhật; tuy vậy, lập trường này cũng khó tránh khỏi cái nguy cơ sa đọa, vì thế lại sản sinh tư tưởng khôi phục giới luật nghiêm túc. Tịnh độ giáo thì cho người phàm phu khó có thể tu hành ép xác và giữ giới, cho nên đặc biệt nhấn mạnh ở lòng tin. [X. kinh Đại ban niết bàn (bản Bắc) Q.16; luận Đại trí độ Q.8; Đại minh tam tạng pháp số Q.27; Pháp uyển châu lâm Q.83].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...