Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bối đa la diệp »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bối đa la diệp








KẾT QUẢ TRA TỪ


bối đa la diệp:

(貝多羅葉) Là bối đa la. Bối đa la, Phạm: pattra. Loại lá cây dùng để viết tư liệu hoặc văn kinh. Gọi tắt là Bối đa, Bối diệp. Đời xưa, khi giấy chưa được phát minh, người Ấn độ dùng lá bối đa thay giấy để viết. Hiện nay tại khu vực của Phật giáo Nam truyền cũng có người dùng lá bối đa la để viết sách. Pattra tuy là tên của loại thực vật đặc biệt mà tên khoa học là Laurus oassia, nhưng cũng chỉ cho lá của loại thực vật phổ thông, hoặc loại lá cây dùng để viết sách. Trong đó, loại thích hợp nhất cho việc viết chép là lá cây Đa la (Phạm:tàla). Lá cây đa la giống như lá cây cọ, dài và khít mịn. Trước khi viết chữ, đem lá này phơi khô, rồi cắt ra thành miếng, rộng độ sáu phân, dài khoảng sáu tấc, hai bên đều dùi một hay hai cái lỗ nhỏ rồi mới viết chép. Trước hết, dùng vật nhọn như kim, mũi dao hoặc bút sắt đâm khắc mặt lá, rồi lấy mực nước làm bằng mồng hóng thấm lên trên, đợi cho mực khô, lau sạch thì có những dấu vết viết chữ lưu lại trên mặt lá. Nếu văn kinh được viết trên lá ấy thì gọi là kinh lá bối. Khi viết xong, lại lấy chỉ xâu lá bối lại thành bó, dùng hai tấm ván gỗ mỏng bằng khổ lá bối làm bìa ép mặt trên và mặt dưới để khỏi lộn trang và rơi mất.Từ thế kỉ I đến thế kỉ X, Phật tử Ấn độ xưa mang ba tạng Kinh, Luật, Luận viết trên lá bối đến Trung á và Tân cương của Trung quốc, đến Tây tạng và Nepal để truyền bá Phật giáo, tín đồ Phật giáo ở các khu vực này cũng sang Ấn độ học Phật pháp, rồi mang theo về nước nhiều kinh lá bối. Vào các thế kỉ XI, XII, Hồi giáo xâm nhập Ấn độ, tín đồ Phật giáo Ấn độ lại phát động phong trào đem kinh chữ Phạm truyền ra nước ngoài để phiên dịch, cho nên ở những khu vực kể trên rất nhiều kinh lá bối viết bằng tiếng Phạm đã được tìm thấy, nội dung bao gồm kinh điển Phật giáo Tiểu thừa, truyền thuyết, truyện cổ, thi ca, lịch sử, kí sự v.v... Trong đó, các Phạm giáp (bản kinh Phật viết bằng tiếng Phạm) tìm thấy ở Nepal là hoàn bị hơn cả. Mặc dầu sau khi giấy đã được phát minh, nhưng phổ thông kinh lá bối vẫn được bảo tồn, như kinh điển tiếng Tây tạng là một ví dụ. Những bản kinh bắt chước hình dáng kinh lá bối có bốn loại: lá đồng, vỏ cây hoa, giấy, bạch điệp (loại vải dày, mịn). Còn cái bìa bằng tấm ván gỗ mỏng ép kinh lá bối, hoặc là bìa sách, thì gọi là Phạm giáp. Thân cây Đa la một khi đã bị chặt thì không bao giờ nảy chồi lại nữa, cho nên trong các kinh nó thường được dùng để ví dụ các tỉ khưu đã phạm trọng tội Ba la di. Như kinh Lăng già quyển 6 (Đại 19, 132 hạ), nói: Hạng điên ca này đã tiêu diệt hạt giống Phật như người cầm dao chặt cây đa la. Phật nói kẻ ấy vĩnh viễn mất gốc lành, không bao giờ thấy lại nữa, chìm đắm trong biển ba khổ, không thành tam muội. Ngoài ra, những kinh sách được đóng phỏng theo phương pháp đóng kinh điển lá bối, bất luận những kinh sách ấy được viết trên vỏ cây hoa hay trên giấy, cũng đều gọi chung là bản lá bối. Kinh điển viết trên vỏ cây hoa được lưu truyền rất ít. Cây hoa sinh sản dọc theo triền núi vùng cao nguyên, như Kế tân ở miền tây bắc Ấn độ, Trung á, Hòa điền và Cưu tư v.v.., bởi thế kinh điển viết trên vỏ cây hoa mới được đào thấy ở những nơi đó, loại kinh này chỉ viết bằng chữ Ấn độ cổ xưa, và niên đại sao chép rất sớm, về sau vỏ cây hoa dần dần được thay thế bằng lá bối. Bản lá bối rất phổ biến ở Ấn độ, nhưng ở Trung á thì chỉ thông dụng đối với sách Phật mà thôi, và chủ yếu là chữ Phạm, chữ Tây tạng, chữ Hồi hột v.v.., thỉnh thoảng cũng thấy có bản bằng tiếng Đổ hóa la, tiếng Thổ nhĩ kì cổ đại, tiếng Ấn độ xưa, và một số ít bản bằng chữ Hán.


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về Nghiệp


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Phúc trình A/5630


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.196.27 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...