Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bố thí »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bố thí








KẾT QUẢ TRA TỪ


bố thí:

(布施) Phạm: Pàli: Dàna. Dịch âm: Đàn na, Đà na, Đàn. Cũng gọi Thí. Hoặc là dịch từ tiếng Phạmdakwiịà, dịch âm: Đạt sấn, Đại sấn, Sấn. Dịch ý là tài thí, thí tụng, sấn thí. Nghĩa là vì lòng từ bi đem phúc lợi ban cho người. Bố thí vốn là pháp mà đức Phật khuyên hàng ưu bà tắc làm theo; nghĩa chính của nó là đem những vật như cơm ăn, áo mặc cho các bậc đại đức và những người nghèo khổ. Đến thời Đại thừa thì Bố thí là một trong sáu ba la mật và, ngoài việc ban phát của cải, thức ăn uống ra, còn thêm hai thứ bố thí nữa là Pháp thí (nói Pháp cho người nghe) và Vô úy thí (làm cho người khác không sợ hãi) để mở rộng ý nghĩa và phạm vi bố thí. Tóm lại, Bố thí là một phương pháp tu hành đem tài vật, thể lực, trí tuệ v.v... cho người khác, vì người mà tích lũy công đức, tạo phúc thành trí, để cuối cùng được giải thoát. Đại thừa nghĩa chương quyển 12 giải thích nghĩa bố thí như sau: Đem tài vật của mình chia xẻ cho người khác, gọi là Bố. Lòng mình lo lắng cho người, gọi là Thí. Tiểu thừa bố thí nhằm mục đích diệt trừ lòng tham lam bỏn xẻn của cá nhân để thoát khỏi sự nghèo khổ của kiếp sau, Đại thừa thì liên kết bố thí với giáo nghĩa đại từ bi nhằm siêu độ chúng sinh. Người bố thí tài vật gọi là Đàn việt (Phạm: dànapati, hàm ý chủ của sự bố thí, dịch ý là Thí chủ, Đàn na chủ, nói tắt là Đàn na). Tài vật để bố thí gọi là Sấn tư ..Sấn tài, Sấn kim, Sấn tiền, Đường sấn (ý là tài vật bố thí cho chư tăng của nhà Tăng), Biểu sấn (ý là phân chia tài vật), Tín thí (ý là tài vật do tín đồ bố thí). Bố thí là một trong sáu niệm (niệm thí), một trong bốn nhiếp pháp (Bố thí nhiếp), một trong sáu Ba la mật (Bố thí ba la mật), một trong mười ba la mật (Đàn ba la mật). Bố thí có thể khiến người ta trừ bỏ lòng tham, như bố thí những thứ áo mặc, cơm ăn cho Phật, tăng và người nghèo khổ, chắc chắn sẽ được quả báo hạnh phúc. Còn giảng nói chính pháp cho người nghe, khiến họ được công đức lợi ích, gọi là Pháp thí. Làm cho người khác thoát khỏi mọi sự sợ hãi, gọi là Vô úy thí. Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí là ba hạnh của Bồ tát thực hành, trong đó, công đức của Pháp thí lớn hơn cả. Bố thí nhằm diệt trừ lòng tham và mong cầu khai ngộ là bố thí trong sạch; ngược lại là bố thí không trong sạch. Về pháp thí, nếu nói pháp khuyên người ta cầu sinh ở cõi người cõi trời, gọi là Thế gian pháp thí. Còn giáo pháp (37 phẩm trợ đạo và 3 giải thoát môn) khuyên người thành Phật, gọi là xuất thế gian pháp thí. Ngoài ra, về sự khác nhau giữa Bố thí và Bố thí ba la mật, cứ theo kinh Ưu bà tắc giới quyển 2 chép, thì Bố thí của Thanh văn, Duyên giác, phàm phu, ngoại đạo và Bố thí của Bồ tát ở hai a tăng kì kiếp đầu thực hành gọi là Thí; còn Bố thí của Bồ tát ở a tăng kì kiếp thứ ba thì gọi là Thí ba la mật. Cứ theo phẩm Tựa trong kinh Bồ tát thiện giới quyển 1 nói, thì Bồ tát tại gia thực hành Tài thí và Pháp thí; Bồ tát xuất gia làm bốn pháp thí: Bút thí, Mặc (mực) thí, Kinh thí, và Thuyết pháp thí. Còn Bồ tát được vô sinh pháp nhẫn thì thực hành ba pháp thí: Cụ túc thí, Đại thí và Vô thượng thí. Luận Câu xá quyển 18 nêu ra tám loại bố thí: Đến đâu cho đó, cho sự can đảm, cho để đền ơn, cho cầu báo, cho vì theo thói quen của người trước, cho để cầu mong sinh cõi trời, cho để cầu danh, vì trang nghiêm tâm mà cho v.v... Cũng quyển 18 của sách đã dẫn còn nêu bảy thứ bố thí: cho người khách, cho người đi đường, cho người bệnh, cho người săn sóc bệnh nhân, cho vườn rừng, cho ăn thường, cho tùy lúc v.v... Kinh Hoa nghiêm (bản dịch cũ) quyển 12 phẩm Vô tận tạng thì nêu mười pháp bố thí: tu tập thí, tối hậu nan thí (tức cho cả thân mệnh), nội thí, ngoại thí, nội ngoại thí, nhất thiết thí, quá khứ thí, vị lai thí, hiện tại thí, và cứu kính thí v.v... Vì nội dung, thái độ và mục đích khác nhau của hành vi bố thí nói ở trên nên có những hình thức bố thí không giống nhau. Lại nữa, bản chất người cho, người nhận và vật để cho là không, không bị dính mắc, gọi là Tam luân thể không, Tam luân thanh tịnh. [X.Trung a hàm Q.30 kinh Phúc điền; kinh Tăng nhất a hàm Q.4, Q.9. Q.20; kinh Đại bát nhã ba la mật Q.469, Q.569; kinh Bồ tát địa trì Q.4; kinh Bố thí; luận Đại trí độ Q.14, Q.29; luận Du già sư địa Q.39]. (xt. Đật Sấn).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống thiền


Phúc trình A/5630


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Thắp ngọn đuốc hồng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...