Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Sự toàn thiện không thể đạt đến, nhưng nếu hướng theo sự toàn thiện, ta sẽ có được sự tuyệt vời. (Perfection is not attainable, but if we chase perfection we can catch excellence.)Vince Lombardi
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: biến tướng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: biến tướng








KẾT QUẢ TRA TỪ


biến tướng:

(變相) Chỉ cho các bức tranh dựa vào những ghi chép trong các kinh điển mà vẽ lại sự tích tiền thân (bản sinh) của đức Phật, hoặc cảnh Tịnh độ trang nghiêm và tướng trạng các địa ngục... nhằm phổ biến giáo nghĩa. Cũng gọi Biến tượng, Biến hội, gọi tắt là Biến. Biến, hàm ý là biến động, biến chuyển, tức miêu tả các động thái thực bằng cách vẽ hoặc chạm trổ, như vẽ về cảnh Tịnh dộ của Phật A di đà, thì gọi là Di đà tịnh độ biến; vẽ cảnh Tịnh độ của bồ tát Di lặc trên cung trời Đâu suất, gọi là Di lặc tịnh độ biến, dựa vào kinh Hoa nghiêm mà vẽ bảy chỗ tám hội hoặc bảy chỗ chín hội, gọi là Hoa nghiêm biến tướng; vẽ các cảnh địa ngục gọi là Địa ngục biến tướng... Cứ theo Lạc dương già lam kí quyển 5 chép, thì vị tăng thời Bắc Ngụy là ngài Huệ sinh từng đã bắt chước tháp Tước li ở nước Kiện đà la mà vẽ Thích ca tứ tháp biến (cảnh bốn ngôi tháp của đức Thích ca; Tháp ở các chỗ Phật giáng sinh, thành đạo, chuyển pháp luân, vào Niết bàn). Lại trong các bức chạm trổ và tranh vẽ trên vách cũ ởZànchìvàBhàrhut còn đến nay, cũng có nhiều biến tướng về sự tích tiền thân và tiểu sử của đức Phật; điều đó cho thấy Ấn độ từ xưa đến nay đã có những bức điêu khắc hoặc hội họa về đủ loại biến tướng. Tại Trung quốc và Nhật bản, những biến tướng lúc đầu phần nhiều là cảnh Tịnh độ của đức Phật A di đà, Dược sư, Thích ca, Quan âm, Di lặc và cảnh tiếp dẫn của Phật A di đà, bồ tát Quan âm và Di lặc, về sau đã có những bức tranh vẽ Hoa nghiêm biến tướng, Pháp hoa biến tướng, Địa ngục biến tướng, Thập vương biến tướng... Ngoài ra, những biến tướng trọng yếu khác, còn có bốn biến tướng bản sinh khắc trên bốn mặt tháp của chùa A dục vương ở huyện Mậu: Tát đỏa vương tử biến (cảnh Vương tử Tát đỏa), Xả nhãn biến (cảnh bỏ mắt), Xuất não biến (cảnh cho óc), Cứu cáp biến (cảnh cứu chim bồ câu) và Cổ kim phiên dịch đồ biến Tranh Tịnh Độ Biến Tướng ở Đôn Hoàng (Trung Quốc) (cảnh phiên dịch Niết Bàn Biến kinh xưa nay) vẽ trên vách của nhà dịch kinh ở chùa Đại từ ân. Trong chùa Bồ tát ở phường Bình khang, có Trí độ luận sắc kệ biến và Duy ma biến do Ngô đạo huyền vẽ; trên vách hành lang trong chùa Đông sơn ở núi Hoàng mai có Lăng già kinh biến do Lư trân vẽ v.v...Tại Nhật bản cũng có các loại biến tướng như: Tứ phật tịnh độ, Bản địa thùy tích, Nhị tôn khiển nghinh v.v... Trong các bức biến tướng, có bức chỉ có hai hoặc ba hình tượng, nhưng đại đa số các bức khác thì có tới vài mươi thậm chí cả trăm hình tượng gồm: Phật, Bồ tát, các trời, người và các loại súc sinh, phối với cung điện, lầu gác, núi sông, cây cối, hoa cỏ v.v... nét vẽ và màu sắc rất là phức tạp. Lại tùy theo chất liệu mà có các loại biến tướng khác nhau, như vẽ trên vách, vẽ trên cột, vẽ trên lụa, giấy, hoặc chạm vào gỗ, khắc trên đá, nặn bằng đất v.v... Ngoài ra, tại Nhật bản, Tịnh độ biến tướng cũng được gọi là Tịnh độ mạn đồ la, nhưng đây là do chịu ảnh hưởng của Mật giáo mà gọi lầm, chứ thực ra ý nghĩa biến tướng và mạn đồ la khác nhau rất xa. [X. kinh Bất không quyên sách thần biến chân ngôn Q.15; Hữu bộ tì nại da tạp sự Q.17; Cảnh đức truyền đăng lục Q.3 Hoằng nhẫn truyện; Khai nguyên thích giáo lục Q.10; Cao tăng pháp hiển truyện Sư tử quốc Vô uy sơn tinh xá điều]. (xt. Mạn Đồ La).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Nghệ thuật chết


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...