Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bộ phái phật giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bộ phái phật giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


bộ phái phật giáo:

(部派佛教) Từ ngữ gọi chung các phái được phân chia ra từ trong giáo đoàn của Phật giáo nguyên thủy. A. Sự thành lập Bộ phái Phật giáo: Cứ theo luận Đại tì bà sa và luận Dị bộ tông luân chép, thì sau đức Phật nhập diệt hơn 100 năm, vị tỉ khưu Đại thiên đưa ra năm việc (Đại thiên ngũ sự ), yêu cầu giáo đoàn thừa nhận. Đây là nguyên nhân khiến giáo đoàn lần đầu tiên chia thành Thượng tọa bộ (phái phản đối năm việc) và Đại chúng bộ (phái tán thành). Nhưng cứ theo Đại sử ......(Pàli: Mahàvaôsa), Đảo sử ......(Pàli: Dìpavaôsa) của Phật giáo Nam truyền ghi chép, thì sau đức Phật nhập diệt 100 năm, có tỉ khưu thuộc chủng tộc Bạt kì ở đông bộ Ấn độ xưa đưa ra 10 điều giới luật mới (Thập sự). Chủ trương mới này bị các vị Trưởng lão tỉ khưu, đứng đầu là ngài Da xá, phản đối; sau đó, ngài Da xá triệu tập 700 tỉ khưu mở Đại hội kết tập, tuyên bố 10 điều giới luật mới là phi pháp; đồng thời, các tỉ khưu tán thành chủ trương mới cho mười điều ấy là đúng nên cũng tổ chức kết tập. Do đó mà giáo đoàn Phật giáo nguyên thủy chia thành Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ mà trong sử gọi là sự chia rẽ căn bản. Về sau, từ hai bộ căn bản này lại chia thành 20 bộ (theo thuyết chia phái của Bắc truyền) hoặc 18 phái (theo thuyết chia phái của Nam truyền, tức trừ Tây sơn trụ bộ và Bắc sơn trụ bộ), gọi là sự chia rẽ ngành ngọn). Như vậy, tóm lại, giáo đoàn Phật giáo nguyên thủy lần đầu tiên bị chia thành hai bộ căn bản là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, rồi vầ sau, từ hai bộ căn bản này lại chia ra thành 20 bộ phái (theo Bắc truyền) hoặc 18 phái (theo Nam truyền). Cứ theo luận Dị bộ tông luân ghi chép, thì Phật giáo bộ phái gồm 20 bộ, tức là sau đức Phật nhập diệt khoảng 200 năm, từ Đại chúng bộ căn bản lại chia ra ba bộ phái nữa là: 1. Nhất thuyết bộ, chủ trương pháp thế gian, xuất thế gian chỉ là tên giả, không có thể thực. 2. Xuất thế bộ, cho rằng pháp thế gian chỉ có tên giả, pháp xuất thế gian thì đều là chân thực. 3. Kê dận bộ, chỉ hoằng dương tạng A tì đạt ma trong ba tạng, còn cho kinh, luật đều là giáo pháp phương tiện của đức Phật. Không bao lâu sau, từ Kê dận bộ lại chia ra hai bộ nữa là: 4. Đa văn bộ, vì sự học vấn của phái này vượt hơn Đại chúng bộ, nên gọi là Đa văn bộ (bộ phái nghe nhiều). 5. Thuyết giả bộ, chủ trương trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian đều có phần ít là giả. Vào cuối thời kì 200 năm sau đức Phật nhập diệt, một vị tỉ khưu ngoại đạo bỏ tà về chính, ở núi Chế đa; chư tăng thuộc Đại chúng bộ phần nhiều ở núi này. Trong một dịp bàn thảo lại vấn đề năm việc của ngài Đại thiên, vì chủ trương bất đồng nên chư tăng ở núi Chế đa lại chia ra ba bộ nữa là: 6. Chế đa sơn bộ, bộ này vẫn ở lại núi Chế đa. 7. Tây sơn trụ bộ, bộ này dời đến ở phía tây núi Chế đa. 8. Bắc sơn trụ bộ, bộ này dời về phía bắc của núi Chế đa. Như vậy, Đại chúng bộ hợp cả gốc lẫn ngọn gồm có chín bộ phái. Sau khi hai bộ gốc (tức là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ) bị phân chia lần đầu tiên (100 năm sau Phật nhập diệt) thì Thượng tọa bộ dời đến ở tại vùng Hi mã lạp sơn (tức là núi Tuyết sơn). Đến khoảng 300 năm sau Phật nhập diệt, lại chia ra: 1. Thuyết nhất thiết hữu bộ, cũng gọi Thuyết nhân bộ, chủ trương tất cả pháp hữu vi, vô vi đều có thực thể. 2. Tuyết sơn bộ, tức là do Thượng tọa bộ gốc dời đến Hi mã lạp sơn (Tuyết sơn) nên bộ này lấy tên là Tuyết sơn. Không bao lâu sau, từ Thuyết nhất thiết hữu bộ lại chia ra: 3. Độc tử bộ, lấy A tì đạt ma do ngài Xá lợi phất soạn làm luận điểm căn bản, tương truyền Bộ chủ là dòng dõi con bê con, nên gọi là Độc tử bộ......... Về sau, do nội dung giáo nghĩa của Độc tử bộ nghèo nàn nên có chủ trương lấy nghĩa kinh để bổ túc thêm, nhưng do quan điểm bất đồng nên Độc tử bộ lại chia làm: 4. Pháp thượng bộ, Pháp thượng là tên của Bộ chủ. 5. Hiền trụ bộ, là dòng dõi của A la hán Hiền. 6. Chính lượng bộ, chủ trương pháp nghĩa sâu xa do mình nói ra đã được san định không còn sai lầm nữa. 7. Mật lâm sơn trụ bộ, Bộ chủ ở tại núi Mật lâm. Đồng thời, Thuyết nhất thiết hữu bộ lại chia ra: 8. Hóa địa bộ, 300 năm sau đức Phật nhập diệt, có người Bà la môn tên là Hóa địa, xuất gia được quả A la hán, đệ tử nối dõi, gọi là Hóa địa bộ. Rồi từ Hóa địa bộ lại chia ra: 9. Pháp tạng bộ, ngài Pháp tạng là đệ tử của tôn giả Mục kiền liên. Các sư của bộ này nói năm tạng: kinh, luật, a tì đạt ma, minh chú, Bồ tát bản hạnh sự. Vào cuối năm 300 sau Phật nhập diệt, từ Thuyết nhất thiết hữu bộ lại chia: 10. Ẩm quang bộ, cũng gọi Thiện tuế bộ. Ẩm quang tức là Ca diếp ba, là họ của Bộ chủ. Vào đầu năm 400 sau Phật nhập diệt, Thuyết nhất thiết hữu bộ lại chia ra: 11. Kinh lượng bộ, cũng gọi Thuyết chuyển bộ, chỉ nương vào kinh làm chính lượng, không dựa theo luật và đối pháp (luận), khi viện dẫn chứng cứ thì đều lấy kinh làm chứng. Như vậy, Thượng tọa bộ hợp cả gốc lẫn ngọn gồm 11 bộ phái, cộng với 9 bộ của Đại chúng bộ thành là 20 bộ phái. B. Giáo lí của Phật giáo Bộ phái: giáo lí của Phật giáo nguyên thủy, trong các kinh điển nguyên thủy (kinh A hàm), chưa có tổ chức, chưa được thống nhất. Đem các giáo thuyết do đức Phật giảng nói suốt cuộc đời Ngài được ghi chép trong kinh điển nguyên thủy ra mà thuyết minh, giải thích, chỉnh lí cả phần nội dung lẫn hình thức cho có hệ thống, phù hợp với tính cách học thuật nghiên cứu gọi là phương pháp nghiên cứu A tì đạt ma. Phương pháp nghiên cứu này về sau dần dần phát triển, đến khi Phật giáo sắp bị phân hóa thành các bộ phái, thì sự giải thích bất đồng về giáo lí đã trở thành nguyên nhân dẫn đến sự chia rẽ, vì thế, mỗi bộ phái đều tự tổ chức và giải thích giáo lí, viết ra các bộ luận về giáo lí của riêng mình, gọi là A tì đạt ma căn bản. Như bảy bộ luận của Phật giáo Nam truyền (Thượng tọa bộ phương Nam), bảy bộ luận Hán dịch của Thuyết nhất hữu bộ và luận A tì đàm của ngài Xá lợi phất thuộc Chính lượng bộ hệ đều là loại A tì đạt ma căn bản. Các bộ luận của mỗi bộ phái đều hiển bày đường lối phát triển giáo lí của riêng bộ phái đó. Các bộ luận ở thời kì đầu chỉ là những sách thuyết minh và giải thích cùng hệ thống hóa giáo lí trong kinh điển nguyên thủy, cho nên trong thời kì này các bộ luận có quan hệ mật thiết với kinh. Nhưng trong các bộ luận ở thời kì sau, mối quan hệ với kinh điển nguyên thủy đã mờ nhạt dần, để rồi cuối cùng, A tì đạt ma đã thành lập học thuyết riêng biệt, không dính dáng gì đến nguyên thủy. Gíáo lí Phật giáo nguyên thủy lấy thực tiễn làm lí luận nền tảng, luận thuyết nào không liên quan đến thực tiễn thì không tồn tại. Đây là dựa theo qui luật biến hóa của các pháp mà quan sát hiện tượng vũ trụ nhân sinh (duyên khởi phổ thông và duyên khởi lưu chuyển), ứng dụng qui luật để đạt thành lí tưởng (duyên khởi hoàn diệt). Nhưng các bộ luận của Phật giáo bộ phái của thời kì sau thì dùng phương pháp luận cứu tồn tại luận không dính dáng gì tới thực tiễn mà khảo sát về tính có, không, giả, thực của sự vật, điều này được coi là đã chịu ảnh hưởng của ngoại đạo. Khác với ngoại đạo, Phật giáo không lập thực thể tồn tại vĩnh viễn bất biến, mà Phật giáo quan sát hiện tượng tồn tại sinh diệt biến hóa. Thuyết nhất thiết hữu bộ chủ trương pháp thể hằng có trong ba đời, đây cũng khác với thực thể luận của ngoại đạo. Phật giáo bộ phái khi bàn về sự tồn tại của các pháp, đã đem các hiện tượng tồn tại biến hóa lập làm pháp hữu vi, tồn tại không biến hóa lập làm pháp vô vi. Tuy nhiên chủ trương pháp thể hằng có sau này đã bị Phật giáo Đại thừa bác bỏ, vì cho chủ trương này là một loại Hữu ngã thuyết, và Đại thừa đề xuất tưtưởng triệt để vô ngã (không). Trong thời Phật giáo bộ phái đã có các cuộc tranh luận về học thuyết và giáo lí giữa các bộ phái với nhau. Các vấn đề giáo lí được các bộ phái thảo luận gồm có: Phật đà luận, Tăng già luận, Bồ tát luận, Phàm phu luận, Tu đạo luận, Thiền định luận, Thánh quả luận, Sắc pháp luận, Bổ đặc già la luận v.v... Các văn hiến chỉnh lí và giới thiệu những vấn đề này, về phía Phật giáo Nam truyền thì có Luận sự (Pàli: Kathàvatthu) và chú thích của nó; về phía Phật giáo Bắc truyền thì có bản Hán dịch của các luận: Dị bộ tông luân, Đại tì bà sa, Câu xá, Thuận chính lí, Thành thực, và bản Tạng dịch: luận Dị bộ tông luân, Dị bộ tông tinh thích, Dị bộ thuyết tập v.v... [X. Đại thừa huyền luận Q.5; Dị bộ tông luân luận thuật kí; Tam luận huyền nghĩa; Cao tăng pháp hiển truyện]. (xt. Tiểu Thừa Nhị Thập Bộ, Ấn Độ Phật Giáo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Phật Giáo Yếu Lược


Vì sao tôi khổ


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.161.222 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (66 lượt xem) - French Southern Territories (10 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - ... ...