Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bồ tát giới kinh điển »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bồ tát giới kinh điển








KẾT QUẢ TRA TỪ


bồ tát giới kinh điển:

(菩薩戒經典) Chỉ chung những kinh điển thu chép các giới luật mà Bồ tát phải thụ trì. Những kinh điển này được chia làm bốn loại: 1. Kinh Bồ tát địa trì do ngài Đàm vô sấm dịch vào đời Bắc Lương, gồm 10 quyển, thu vào Đại chính tạng tập 30. 2. Kinh Phạm võng do ngài Cưu ma la thập dịch vào đời Diêu Tần, gồm 2 quyển, thu vào Đại chính tạng tập 24. 3. Kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp, cũng gọi là kinh Anh lạc, gồm 2 quyển, do ngài Trúc phật niệm dịch vào đời Diêu Tần, thu vào Đại chính tạng tập 24. 4. Ba loại Bồ tát giới bản được thu vào Đại chính tạng tập 24: a. Bồ tát giới bản, 1 quyển, cũng gọi Địa trì giới bản, gồm những giới điều được chép riêng ra từ phẩm Phương tiện xứ giới trong kinh Bồ tát địa trì quyển 4, do ngài Đàm vô sấm dịch vào đời Bắc Lương, để tiện việc thụ trì đọc tụng. b. Kinh Ưu bà tắc ngũ giới uy nghi, 1 quyển, do ngài Cầu na bạt ma dịch vào đời Lưu Tống, là cùng bản của Địa trì giới bản, nhưng khác dịch. Ngài Cầu na bạt ma còn dịch kinh Bồ tát thiện giới, 1 quyển, thu vào Đại chính tạng tập 30. c. Bồ tát giới bản một quyển, do ngài Huyền trang dịch vào đời Đường. Cũng gọi Du già sư địa quyển 40, quyể 41 do ngài Huyền trang dịch. Trong những luật điển ghi ở trên, dựa theo thuyết của các học giả xưa nay, có thể tổng hợp lại làm hai loại là: Phạm võng và Du già; kinh Anh lạc và kinh Phạm võng đều thuộc về Phạm võng giới bản, ngoài ra có thể qui hết vào Du già giới bản. Hai hệ thống luật điển này có những chỗ khác nhau rất lớn sau đây: 1. Phạm võng giới bản do dức Phật Thích ca nói; Du già giới bản do bồ tát Từ thị Di lặc nói. 2. Phạm võng giới bản nói rõ 10 giới nặng, 48 giới nhẹ, là những giới mà tăng và tục đều có thể thụ ngay, gọi là Đốn lập giới. Du già giới bản thì lấy ba tụ tịnh giới, bốn pháp tha thắng xứ làm mẫu mực, tuy cũng chung tăng và tục, nhưng trước phải thụ giới của bảy chúng Tiểu thừa trong thời gian lâu mà không trái phạm thì mới nhận giới Bồ tát, nên gọi là Tiệm lập giới. 3. Phạm võng giới bản nghiêm khắc, rườm rà hơn, người nhận lãnh phải tuyệt đối làm theo đúng những điều được chỉ bảo, khéo giữ uy nghi, ngăn ngừa tất cả sự nhơ nhuốm dù nặng hay nhẹ. Còn Du già giới bản thì phương tiện khéo léo hơn, thông quyền đạt biến, thị nhiễm, phi phạm, có khai, có giá (có chỗ cho phép, có chỗ cấm chỉ).Ở Trung quốc, xưa nay Phạm võng giới bản thịnh hành hơn, còn ở Tây tạng thì thụ trì Du già giới bản, chứ không tin và biết đến Phạm võng. Thời gần đây, ngài Thái hư lấy Du già giới bản làm tiêu chuẩn hành trì cho bốn chúng đệ tử. [X. Bồ tát giới bản tiên yếu; Bồ tát giới kinh nghĩa sớ Q.thượng ; Du già bồ tát giới bản dữ Phạm võng kinh lược đàm (Minh tính, Hiện đại phật giáo học thuật tùng san tập 89); Giới luật học cương yếu (Thánh nghiêm)]. (xt. Bồ Tát Giới Bản).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giọt mồ hôi thanh thản


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Kinh Kim Cang


Báo đáp công ơn cha mẹ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...