Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bồ tát giai vị »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bồ tát giai vị








KẾT QUẢ TRA TỪ


bồ tát giai vị:

(菩薩階位) Chỉ cho các giai vị (giai đoạn tu hành) mà Bồ tát phải trải qua, kể từ lúc mới phát tâm Bồ đề rồi qua nhiều kiếp tu hành chứa góp công đức, cho đến khi đạt đến quả vị Phật. Thông thường chữ Vị hoặc chữ Tâm được dùng để gọi thay cho từ giai vị, như: Thập tín vị (cũng gọi là Thập tín tâm), Thập hồi hướng vị (cũng gọi Thập hồi hướng tâm) v.v...… đều là tên gọi giai vị Bồ tát. Tuy nhiên, về thứ tự và danh nghĩa của các giai vị Bồ tát thì các kinh luận nói không giống nhau. Chẳng hạn như thuyết Thập trụ: Phát tâm trụ, Trị địa tâm trụ v.v... …thì đời xưa vốn bao gồm toàn bộ giai vị tu hành của Bồ tát, nhưng đến đời sau thì Thập trụ chỉ tương đương với giai vị đầu tiên của vị Tam hiền trước Thập địa mà thôi. Bởi thế nên biết thuyết giai vị Bồ tát cũng tùy thuộc sự phát triển của lịch sử giáo lí mà có thay đổi. Trong các thuyết về giai vị Bồ tát như: 41 giai vị, 51 giai vị, 52 giai vị, 57 giai vị v.v... …thì thuyết 52 giai vị (Thập tín vị, Thập trụ vị, Thập hành vị, Thập hồi hướng vị, Thập địa vị, Đẳng giác, Diệu giác) của kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp là hoàn chỉnh nhất cả về danh nghĩa và thứ bậc, nên từ xưa đến nay thuyết này đã được sử dụng rộng rãi. Liệt kê như sau: - Thập tín tâm (Thập tín): Tín tâm, Niệm tâm, Tinh tiến tâm, Định tâm, Bất thoái tâm, Hồi hướng tâm, Hộ tâm, Giới tâm, Nguyện tâm. - Thập trụ tâm (Thập trụ, Thập giải): Phát tâm trụ, Trị địa (tâm) trụ, Tu hành (tâm) trụ, Sinh quí (tâm) trụ, Phương tiện (tâm) trụ, Chính tâm trụ, Bất thoái (tâm) trụ, Đồng chân (tâm) trụ, Pháp vương tử (tâm) trụ, Quán đính (tâm) trụ. (Muời tâm này thuộc Tập chủng tính). - Thập hành tâm (Thập hành): Hoan hỉ (tâm) hành, Nhiêu ích (tâm) hành, Vô sân hận (tâm) hành (Vô vi nghịch hành), Vô tận (tâm) hành (Vô khuất tạo hành), Li si loạn (tâm) hành (Vô si loạn hành), Thiện hiện (tâm) hành, Vô trước (tâm) hành, Tôn trọng (tâm) hành (Nan đắc hành), Thiện pháp (tâm) hành, Chân thực (tâm) hành. (Mười tâm này thuộc Tính chủng tính). - Thập hồi hướng tâm (Thập hồi hướng): Cứu hộ nhất thiết chúng sinh ly chúng sinh tướng hồi hướng tâm, Bất hoại hồi hướng tâm, Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng tâm, Chí nhất thiết xứ hồi hướng tâm, Vô tận công đức tạng hồi hướng tâm, Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng tâm, Tùy thuận đẳng quán nhất thiết chúng sinh tâm, Như tướng hồi hướng tâm, Vô phược giải thoát hồi hướng tâm, Pháp giới vô lượng hồi hướng tâm (Mười tâm này thuộc Đạo chủng tính). - Thập địa tâm (Thập địa): Tứ vô lượng tâm (Hoan hỉ địa), Thập thiện tâm (Li cấu địa), Minh quang tâm (Phát quang địa), Diệm tuệ tâm (Diệm tuệ địa), Đại thắng tâm (Nan thắng địa), Hiện tiền tâm (Hiện tiền địa), Vô sinh tâm (Viễn hành địa), Bất tư nghị tâm (Bất động địa), Tuệ quang tâm (Thiện tuệ địa), Thụ vị tâm (Pháp vân địa) (Mười tâm này thuộc Thánh chủng tính). - Đẳng giác - Nhập pháp giới tâm (thuộc Đẳng giác tính). - Diệu giác - Tịch diệt tâm (tâm này thuộc Diệu giác tính). Trên đây là 52 giai vị thuộc sáu chủng tính. Như đã nói ở trước, thuyết 52 giai vị là của kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp. Còn các kinh luận khác cũng có những thuyết bất đồng, biểu thị như sau: - Kinh Anh lạc (52 giai vị): Thập tín (ngoại phàm), Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng (nội phàm-tam hiền), Thập địa (Thập thánh), Đẳng giác, Diệu giác. - Kinh Nhân vương (51 giai vị): Thập thiện, Thập tín (Ngoại phàm), Thập chỉ,Thập kiên (Nội phàm-tam hiền), Thập địa, Phật địa. - Kinh Phạm võng (40 giai vị): Thập phát thú, Thập trưởng dưỡng, Thập kim cương, Thập địa. - Kinh Hoa nghiêm (41 giai vị): (Thập phạm hạnh) Thập trụ, Thập hành,Thập hồi hướng, Thập địa, Phật địa. - Kinh Thủ lăng nghiêm(57 giai vị): Càn tuệ địa, Thập tín, Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng, Tứ thiện căn (Noãn, Đính, Nhẫn, Thế đệ nhất), Thập địa, Đẳng giác, Diệu giác. - Luận Thành duy thức (5 giai vị): Tư lương vị (nội phàm-Tam hiền), Gia hành vị (Tứ thiện căn), Thông đạt vị (mới vào sơ địa), Tu tập vị (Sơ địa trụ tâm trở về sau), Cứu kính vị. - Luận Nhiếp đại thừa (4 giai vị): Nguyện nhạo hành địa, Kiến đạo, Tu đạo, Cứu kính đạo.- Kinh Bồ tát địa trì (13 giai vị): Chủng tính trụ (chưa phát tâm), Giải hành trụ, Hoan hỉ trụ, Tăng thượng giới trụ, Tăng thượng ý trụ, Bồ đề phần pháp tương ứng tăng thượng tuệ trụ, Đế tương ứng tăng thượng tuệ trụ, Duyên khởi tương ứng tăng thượng tuệ trụ, Hữu hành hữu khai phát vô tướng trụ, Vô hành vô khai phát vô tướng trụ, Vô ngại trụ, Tối thượng bồ tát trụ, Như lai trụ. - Kinh Bồ tát địa trì (7 giai vị): Chủng tính địa, Giải hành địa, Tịnh tâm địa, Hành tích địa (bao gồm Tăng thượng giới trụ cho đến Hữu hành hữu khai phát vô tướng trụ ở trên), Quyết định địa, Quyết định hành địa, Tất kính địa (gồm Tối thượng bồ tát trụ và Như lai trụ ở trên). Chủ trương của các tông phái đối với các giai vị bồ tát cũng không giống nhau. Nay hãy đề cập đền thuyết của ba tông phái lớn là Duy thức, Hoa nghiêm và Thiên thai như sau: 1. Tông Duy thức dùng thuyết 41 giai vị, điểm sai khác với thuyết 52 giai vị của kinh An lạc là ở chỗ Thập tín được gom chung vào Sơ trụ trong Thập trụ, Đẳng giác được gom chung vào địa thứ 10 trong Thập địa khi viên mãn thành tựu (tức lúc cuối cùng), còn tâm hồi hướng thứ 10 trong Thập hồi hướng tâm thì được mở rộng ra làm Tứ thiện căn: Noãn vị, Đính vị, Nhẫn vị, Thế đệ nhất pháp vị, và lấy 29 tâm trước (tức Thập trụ tâm, thập hành tâm, chín tâm hồi hướng trước của Thập hồi hướng) trong 30 tâm trước Thập địa cùng với một phần tâm thứ 30 (Hồi hướng tâm thứ 10) mà làm Đại thừa thuận giải thoát phần (tức Tam hiền vị), lấy một phần khác nữa của tâm hồi hướng thứ 30 làm Đại thừa thuận quyết trạch phần (tức Tứ thiện căn) Về Thập tín vị, ngài Viên trắc ở chùa Tây minh đời Đường lập riêng hai thuyết khác nhau: a. Chủ trương có giai vị Thập tín, tức thừa nhận rằng, trước khi tiến vào Sơ trụ cần phải có giai vị Tiền phương tiện vị, đây là Bồ tát thường tu Thập thuận danh tự trong Thập tâm. b. Chủ trương Thập tín hành giả, tức chỉ cho tất cả 10 tâm mà các Bồ tát cùng chung tu chứng từ Sơ trụ vị trở lên. Ngài Viên trắc và ngài Khuy cơ tổ của tông Duy thức ở Trung quốc vốn là anh em đồng môn, suốt cuộc đời dốc sức vào việc nghiên cứu, giảng nói, trứ tác Duy thức học, nhưng mỗi khi trình bày ngài Viên trắc thường phê phán bác bỏ thuyết của ngài Khuy cơ và chủ trương khác với sự giải thích chính thống của Duy thức học đương thời, cho nên ngài được coi là nhà Duy thức hiểu biết lệch lạc, như hai thuyết khác nhau về Thập tín vị trên đây là quan điểm rất đặc thù. 2. Tông Hoa nghiêm phán lập Năm giáo khác nhau, do đó có mấy thuyết về thứ bậc của Bồ tát như sau: a. Tiểu thừa giáo trước kiến đạo, có Phương tiện vị tứ thiện căn. b. Đại thừa thủy giáo, lại chia làm hai loại:- Hồi tâm giáo: dắt dẫn người Nhị thừa ngu pháp vào Đại thứa giáo, y theo thứ bậc của Tiểu thừa và căn cứ vào thuyết Tam thừa cộng thập địa (10 địa chung cho ba thừa) của tông Thiên thai mà có 10 địa: Càn tuệ địa, Tính địa, Bồ tát địa, Phật địa v.v...- Trực tiến giáo: tiến thẳng vào Đại thừa giáo, bao gồm các thứ bậc trong Thập tín nên có tất cả 51 giai vị, và lấy Thập hồi hướng trở lên làm Bất thoái vị, cũng tức là tùy theo tính chất, năng lực khác nhau giữa ba hạng người thượng căn, trung căn, hạ căn mà lần lượt ở các giai vị Đệ thất trụ, Thập hồi hướng, Sơ địa v.v... tiến vào ngôi vị Bất thoái chuyển. c. Chung giáo: nghĩa là Bồ tát ở giai vị Thập tín vẫn chưa chứng được ngôi bất Thoái chuyển, mà chỉ có hành, nên không lập thuyết Thập tín vị, chỉ lập 41 vị thôi. Trong 41 giai vị này, lấy Sơ trụ làm bất Thoái vị. d. Đốn giáo: trong giáo này, nếu người có thể một niệm chẳng sinh, rõ lí dứt hoặc, thì có thể liền ngay đó mà vào ngôi vị Phật, vì thế không lập thứ bậc Bồ tát. đ. Viên giáo chia làm hai loại: - Đốn giáo nhất thừa, cũng không lập thứ bậc riêng biệt mà thu hết vào thứ bậc của bốn giáo trước. - Biệt giáo nhất thừa, trong Hàng bố môn tuy có lập các thứ bậc Bồ tát, nhưng trong Viên dung môn thì chủ trương trong một giai vị có đầy đủ tất cả giai vị nên thừa nhận rằng khi giai vị thành tựu viên mãn thì có thể thành Phật liền, gọi là Tín mãn thành Phật. 3. Tông Thiên thai, trong bốn giáo hóa pháp, ba giáo Thông, Biệt, Viên được phối với các thứ bậc Bồ tát như sau: a. Thông giáo, phối với giai vị Tam thừa cộng thập địa: Càn tuệ địa, Tính địa v.v.. Cũng gọi Thông giáo thập địa, là 10 giai vị của Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác tu chung. b. Biệt giáo, lấy 52 giai vị của kinh Bồ tát anh lạc bản nghiệp làm thứ bậc. Nhưng qui nạp 52 giai vị thành 7 khoa: Tính, Trụ, Hành, Hướng, Địa, Đẳng (giác), Diệu (giác), rồi tổng kết 7 khoa thành hai mục lớn là Phàm và Thánh. Tức là trong 52 giai vị lấy Thập tín làm giai vị ngoại phàm (áp phục Kiến hoặc, Tư hoặc trong ba hoặc của giới nội; giới: chỉ cho ba cõi Dục, Sắc, Vô sắc) và lấy Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng làm giai vị nội phàm (cho đến áp phục vô minh hoặc của giới ngoại), lấy Sơ địa trở lên làm giai vị Thánh. Trong giai vị thánh, lấy Thập địa, Đẳng giác làm nhân của Thánh vị, và lấy Diệu giác làm quả. c. Viên giáo, giáo nghĩa Viên giáo cho rằng tất cả những cái tồn tại xưa nay vốn đã đầy đủ ba nghìn pháp, cho nên nói theo mặt bản thể thì Phật và chúng sinh là bình đẳng không hai, nhưng nói về mặt hiện tượng thì có mê ngộ khác nhau; bởi thế nếu đứng trên lập trường thực tiễn mà nói thì việc tu hành cũng nên có thứ lớp, do đó mới lập ra thuyết Lục tức vị để giúp người tu hành lìa bỏ tâm thấp hèn, ngã mạn. Ngoài ra còn mượn tên của 52 giai vị Biệt giáo để nói rõ thứ bậc của Viên giáo, cho nên ở trước Thập tín vị, có thêm một khoa Ngũ phẩm đệ tử vị. Đồng thời, Thập trụ vị của Viên giáo tương đương với Thập địa vị của Biệt giáo. Lại nữa, thứ bậc của Bồ tát viên giáo cũng có thể được phối hợp sáu luân (bánh xe): Thiết luân (bánh xe sắt, Thập tín), Đồng luân (bánh xe đồng, Thập trụ), Kim luân (bánh xe vàng, Thập hồi hướng), Lưu li luân (bánh xe lưu li, Thập địa), Ma ni luân (bánh xe ngọc như ý, Đẳng giác) v.v... Vì luân bảo (bánh xe báu) của vua Chuyên luân Thánh vương có khả năng hơn tất cả các loại vũ khí, nên nó được dùng để ví dụ mỗi giai vị tu hành đều có thể đoạn trừ phiền não. Trong các giai vị kể ở trên, thì Bồ tát Thập tín vị chỉ có tên chứ không có thực, nên gọi là Danh tự bồ tát, hoặc Trụ tiền tính tướng bồ tát. Đồng thời, Bồ tát từ Sơ trụ trở lên, nhờ tín căn đã thành tựu, không lui mất nữa, nên gọi 30 tâm Địa tiền (Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng) là Tín tướng ứng địa. Lại nữa, Bồ tát từ Tính địa trở lên trong Thập địa: Càn tuệ, v.v... hoặc bồ tát Sơ hoan hỉ địa trở lên trong Thập địa: Hoan hỉ v.v... hoặc bồ tát Sơ hoan hỉ địa, vì lòng thương xót, nghĩ nhớ hết thảy chúng sinh hệt như mẹ nhớ thương con, nên cũng gọi là bồ tát Nhất tử địa. Tịnh độ chân tông Nhật bản đem Nhất tử địa phối với Sơ hoan hỉ địa để làm hiện ích (ích lợi cho đời này) hoặc làm đương ích (ích lợi cho đời sau) của lòng tin. Ngoài ra, luận Tịnh độ của ngài Thế thân có đề cập đến Giáo hóa địa, ý là chỉ cho chỗ giáo hóa của Bồ tát hoặc là giai vị của bồ tát giải tác. Nếu là giai vị giải tác thì tương đương với Đệ bát địa trở lên. [X. kinh Nhân vương bát nhã ba la mật Q.thượng phẩm Bồ tát giáo hóa; kinh Đại phẩm bát nhã Q.6 phẩm Phát thú; kinh Phạm võng Q.thượng; kinh Đại Phật đính thủ lăng nghiêm Q.8; kinh Hoa nghiêm (dịch cũ) Q.8 phẩm Thập trụ, Q.11 phẩm Thập hành, Q.14 phẩm Thập hồi hướng, Q.23 phẩm Thập địa; luận Đại trí độ Q.49; luận Thập trụ tì bà sa Q.1; Nhân vương kinh sớ Q.trung phần đầu; Hoa nghiêm kinh sớ Q.18; Đại thừa tứ luận huyền nghĩa Q.2; Pháp hoa huyền nghĩa thích tiêm Q.5 phần dưới; Đại thừa nghĩa chương Q.12]. (xt. Thập Địa, Ngũ Thập Nhị Vị, Tứ Thiện Căn Vị, Tức).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chớ quên mình là nước


Kinh Phổ Môn


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 44.200.230.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (401 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...