Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bố giáo »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bố giáo








KẾT QUẢ TRA TỪ


bố giáo:

(布教) Đem giáo pháp nói cho người nghe. Cùng nghĩa với các tiếng Hoằng giáo, Tuyên giáo, Truyền giáo. Pháp hoa huyền nghĩa quyển 10 phần trên (Đại 33, 800 trung, 812 hạ), nói : Như lai bắt đầu bố giáo (...) Thánh nhân bố giáo, đều có người theo về, nhưng các nhà phán giáo thì chẳng phải một. Như vậy, người ta có thể thấy từ ngữ bố giáo vốn chỉ cho việc Phật và Bồ tát giáo hóa chúng sinh. Đến đời sau, dần dần chỉ cho người vào đạo Phật đã lâu rồi chuyển sang dắt dẫn người khác, hoặc chuyên về việc học tập nghiên cứu kinh điển để giảng đạo nói pháp. Ngược dòng lịch sử, ngay khi chấm dứt mùa an cư của năm đầu tiên sau đức Phật thành đạo, đã có 60 vị đệ tử Phật đi đến các nơi để truyền bá giáo pháp. Sau đức Phật nhập diệt, các bậc đại đức phần nhiều cũng khuyến khích người tu hành đi đến các nơi xa xôi để truyền đạo. Như vào thế kỉ III trước Tây lịch, sau khi Đại hội kết tập lần thứ ba bế mạc, vua A dục liền phái các vị Trưởng lão đến những nước gần biên giới truyền bá giáo pháp: phía bắc đến nước Ca thấp di la, Kiện đà la, phía nam đến châu Sư tử (nước Tích lan), phía tây đến miền Trung á, phía đông đến nước Kim địa thuộc Nam bộ Miến điện. Phật giáo truyền đến Trung quốc vào hai thời Tây Hán, Đông Hán, ban đầu lấy Trường an, Lạc dương làm trung tâm, lưu hành ở một giải lưu vực sông Hoàng, thời Tam quốc truyền đến kinh đô Kiến nghiệp (Nam kinh) ven bờ Trường giang. Thời kì này đã có rất nhiều vị tăng người Trung quốc mạo hiểm đến Tây vực, Ấn độ, như các ngài Chu sĩ hành, Pháp hiển v.v... Năm Hàm an thứ 2 (372) vua Phù kiên phái ngài Thuận đạo đến nước Cao cú li hoằng pháp, dần dà Phật giáo đã truyền bá đến Tân la, Bách tế, để rồi khoảng 200 năm sau thì truyền đến Nhật bản. Hoặc có thuyết nói vào năm Đại minh thứ 5 (461) có năm vị sa môn người nước Kế tân đến nước Phù tang truyền bá Phật pháp. Phật giáo được truyền đến các nước phương đông qua con đường buôn tơ lụa của Trung quốc, rồi các nước phương tây dần dần Phật pháp cũng được truyền bá đến, sớm nhất là các nước Anh, Pháp, kế đó là Thụy sĩ, Hà lan, Bỉ, Nga, Mĩ v.v…... Ở thế kỉ XX, các vị cao tăng đại đức, như ngài tỉ khưu A nan đà của Miến điện, tỉ khưu Kim cương trí và cư sĩ Đạt ma ba la của Tích lan đã lần lượt đưa Phật pháp truyền vào các nước Anh. Năm 1929, ngài Thái hư của Trung quốc đã sáng lập hội Phật giáo Ba lê ở nước Pháp, rồi sang Mĩ quốc hoằng pháp. Năm 1939, hội phát hành nguyệt san Tư tưởng Phật giáo bằng Pháp văn... [X. Thiện kiến luật tì bà sa Q.2; Phật tổ thống kỉ Q.36; Âu Mĩ Phật giáo chi phát triển (Hiện đại Phật giáo học thuật tùng san)]. (xt. Mĩ Quốc Phật Giáo, Âu Mĩ Phật Giáo).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Cho là nhận


Bức Thành Biên Giới

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...