Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bồ đề thụ »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bồ đề thụ








KẾT QUẢ TRA TỪ


bồ đề thụ:

(菩提樹) Cây Bồ đề. Phạm: bodhi-druma, bodhi-taru, bodhi-vfkwa, hoặc gọi tắt: bodhi,Pàli: bodhi-rukkha.Cũng gọi Giác thụ, Đạo thụ, Đạo tràng thụ, Tư duy thụ, Phật thụ. Tức là cây Bồ đề ở phía nam thành Già da nước Ma yết đà trung Ấn độ, đức Thích tôn đã chứng được Vô thượng chính giác dưới cây này. Cây Bồ đề vốn tên là Bát đa (Phạm:azvattha), cũng gọi Bối đa, A thuyết tha, A bái đa, dịch ý là cát tường (tốt lành), nguyên cát (tốt lành lớn). Tên khoa học là Ficus religiosa. Quả của nó gọi là Tất bát la (Phạm:pippala), vì thế cũng gọi là cây Tất bát la. Cây này thuộc họ cây dâu, vốn mọc ở đông Ấn độ, là loại cây cao xanh quanh năm, cao từ ba mét trở lên; lá hình trái tim, đầu lá dài và nhọn; hoa ẩn trong túi, hoa hình cầu, khi túi hoa chín thì có màu chanh sậm, trong có quả nhỏ. Cây Bồ đề nơi đức Phật thành đạo, trải qua các thời đại, tuy đã nhiều lần bị chặt phá bởi vua A dục, Vương phi Đê xá la hi đa, vua Thiết thưởng ca v.v..… nhưng vẫn đâm chồi nảy lá xanh tươi. Cứ theo Đại sử (Mahàvaôsa, XIX văn Pàli) và Bồ đề thụ sử (bodhi-vaôsa: lịch sử cây Bồ đề, văn Pàli) ghi chép, thì con gái của vua A dục tên là Tăng già mật đa đã lấy một cành của cây Bồ đề này đưa sang nước Tích lan và trồng nó trong rừng Đại mi già (Mahàmegha) ở phía nam thành A nâu la (Anuràdhapura) là thủ đô nước Tích lan thời bấy giờ. Về sau, vào thế XII, khi tín đồ Hồi giáo xâm nhập Ấn độ, họ đã tàn phá cây Bồ đề chính một cách thê thảm: không những đốn chặt cây cành mà họ còn đào cả gốc rễ! Về sau, một cành cây Bồ đề ở Tích lan được chiết ra và đưa về trồng lại ở Bồ đề đạo tràng, tức là cây Bồ đề hiện nay. Cứ theo Nguyên hanh thích thư quyển 2 chép, thì vào thời Lưu Tống Nam triều, vị tăng người trung Ấn độ là ngài Cầu na bạt đà la đã mang cây Bồ đề đến Trung quốc và trồng nó ở Quảng châu. Không bao lâu, ngài Đạo thúy lại chiết cành của cây này đưa về trồng ở núi Thiên thai. Niên hiệu Thiệu hi năm đầu (1190), vị tăng Nhật bản là ngài Vinh tây cũng chiết cành cây này đưa về trồng ở Nhật. Theo ý nghĩa hóa độ chúng sinh mà nói, thì sự thành đạo của chư Phật đều là cùng một hóa nghi, do đó, sự chứng ngộ thành đạo của các đức Phật quá khứ, vị lai đều giống hệt như đức Thích tôn, mỗi ngài đều có cây Bồ đề của mình. Trong kinh điển đã ghi chép rõ tên cây Bồ đề của bảy đức Phật quá khứ, đó là: cây Ba ba la (Phạm: pàỉalì) của Phật Tì bà thi, cây Phân đà lợi (puịđarìka) của Phật Thi khí, cây Sa la (Phạm:sàla) của Phật Tì xá bà, cây Thi lợi sa (Phạm:sirìwa) của Phật Câu lưu tôn, cây Ô tạm bà la (Phạm: udumbara) của Phật Câu na hàm, cây Ni câu luật (Phạm: nigrodha) của Phật Ca diếp, cây Bát đa của Phật Thích ca mâu ni, và khi bồ tát Di lặc giáng sinh thành Phật trong đời vị lai thì tên cây Bồ đề của ngài sẽ là Na già (Phạm: nàgapuwpa, cây Long hoa). Còn kinh A súc phật quốc quyển thượng và kinh Vô lượng thọ quyển thượng cũng chép, ở Tịnh độ của Phật A súc và Phật A di đà đều có riêng cây Đạo tràng của các ngài. Ngoài ra, còn có một loại cây Bồ đề cao to, tên khoa học là Tilia migueliana, thuộc họ cây Bồ đề, cao từ 12 đến 15 mét, lá khác với lá cây Tất bát la, đầu lá không nhọn, riềm lá hình sóng, quả mầu đen, có thể dùng làm tràng hạt. Tương truyền, vào thời Nam triều Lương, ngài Trí dược mang cây Bồ đề từ Thiên trúc đến trồng ở Việt đông, hạt cây Bồ đề này mặt ngoài có vòng tròn lớn, đường vân giống như mặt trăng, những chấm nhỏ giống như các ngôi sao, gọi là Bồ đề trăng sao, cũng có thể dùng làm tràng hạt. Cây Bồ Đề ở nơi Đức Phật thành đạo. Hiện nay, cây Bồ đề thường được trồng ở các chùa viện là thuộc họ cây Tất bát la nơi đức Thích tôn thành đạo. [X. Trường a hàm Q.1 kinh Đại bản; kinh Tăng nhất a hàm Q.44, Q.45; kinh Tu hành bản khởi Q.hạ; kinh Bối đa la thụ hạ tư duy thập nhị nhân duyên; kinh Tì ni mẫu Q.5; luận Đại trí độ Q.12; luận Thập trụ tì bà sa Q.3; Cao tăng pháp hiển truyện; Pháp uyển châu lâm Q.8; Đại đường tây vực kí Q.8; Ma yết đà quốc điều; Quảng đông tân ngữ; Việt đông bút kí].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Kinh Kim Cang


Phát tâm Bồ-đề


Học Phật Đúng Pháp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.137.164 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (87 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...