Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta.
(A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn.
(Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bồ đề tâm
KẾT QUẢ TRA TỪ
bồ đề tâm:
(菩提心) Phạm: bodhi-citta. Gọi đủ: A nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm. Cũng gọi là Vô thượng chính chân đạo ý, Vô thượng bồ đề tâm, Vô thượng đạo tâm, Vô thượng đạo ý, Vô thượng tâm, Đạo tâm, Đạo ý, Đạo niệm, Giác ý. Tức là tâm cầu Bồ đề vô thượng (cầu thành Phật). Tâm bồ đề là hạt giống sinh ra hết thẩy chư Phật, là ruộng tốt nuôi lớn các pháp trong sạch. Nếu phát khởi tâm này mà tu hành tinh tiến, thì sẽ mau chóng được bồ đề vô thượng. Cho nên biết tâm Bồ đề là chỗ bắt đầu của tất cả thệ nguyện chân chính, là gốc của Bồ đề, là chỗ dựa của đại bi và Bồ tát học. Bồ tát Đại thừa trước hết cần phải phát tâm rộng lớn, gọi là phát tâm Bồ đề, phát tâm, phát ý; mới bắt đầu phát tâm, gọi là sơ phát tâm, tân phát ý. Người cầu sinh về Tịnh độ, cũng phải phát tâm Bồ đề. Kinh Vô lượng thọ quyển hạ nói, ba bậc người cầu vãng sinh đều phải phát tâm Vô thượng bồ đề. Về thể tính của tâm Bồ đề, kinh Đại nhật quyển 1 phẩm Trụ tâm nói, biết tâm mình một cách như thực, đó là Bồ đề. Tức tâm tự tính trong sạch sẵn có là tâm Bồ đề. Tâm Bồ đề nhờ vào nhiều duyên mà phát khởi. Theo kinh Bồ tát địa trì quyển 1, thì có bốn thứ: 1.Thấy nghe thần thông biến hóa không thể nghĩ bàn của chư Phật và Bồ tát mà phát tâm. 2. Tuy chưa thấy thần biến, nhưng được nghe nói về Bồ đề và Bồ tát tạng mà phát tâm. 3. Tuy chưa nghe pháp, nhưng tự thấy tướng pháp diệt, vì muốn giữ gìn pháp mà phát tâm. 4. Tuy không thấy tướng pháp diệt, nhưng thấy chúng sinh đời ô trọc bị phiền não quấy phá khó phát được nên mình phát tâm. Lại Phát bồ đề tâm kinh luận quyển thượng phẩm Phát tâm cũng nói có bốn duyên: 1. Tư duy về chư Phật. 2. Quán xét lỗi lầm của thân. 3. Thương xót chúng sinh. 4. Cầu quả tối thắng. Vô lượng thọ kinh tông yếu lấy bốn thệ nguyện rộng lớn làm tâm Bồ đề và chia làm hai loại là Tùy sự phát tâm (do những việc cụ thể mà phát) và Thuận lí phát tâm (do chân lí phổ thông mà phát). Đại thừa nghĩa chương quyển 9 thì lập ba loại phát tâm: 1. Tướng phát tâm, thấy tướng sinh tử và Niết bàn, nhàm chán sinh tử mà phát tâm cầu Niết bàn. 2. Tức tướng phát tâm, biết bản tính của sinh tử vắng lặng không khác gì Niết bàn; lìa tướng sai biệt mới khởi tâm bình đẳng. 3. Chân phát tâm, biết bản tính Bồ đề là tự tâm mình, bồ đề tức là tâm, tâm tức là bồ đề, mà quay về tâm gốc của chính mình. Ma ha chỉ quán quyển 1 thượng nói, các Bồ tát Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, cho đến Viên giáo đều do suy lường về cái lí của Sinh diệt tứ đế, Vô sinh tứ đế, Vô lượng tứ đế, Vô tác tứ đế mà phát tâm, cho nên gọi là suy lí phát tâm. Luận Đại thừa khởi tín thì nói ba loại phát tâm: Tín thành tựu phát tâm, Giải hành phát tâm, và Chứng phát tâm. Trong tín thành tựu phát tâm mà sinh khởi Trực tâm, Thâm tâm, Đại bi tâm thì cũng gọi là ba loại phát tâm. Mật giáo chủ trương phát tâm là một trong năm lần chuyển biến của chữ A, và dựa vào ba thứ tâm bồ đề: Hạnh nguyện, Thắng nghĩa, Tam ma địa trong luận Bồ đề tâm mà lập bốn loại phát tâm: 1. Tín tâm, chỉ cho tâm đối với việc cầu Vô thượng bồ đề không một mảy may ngờ vực. Vì tâm này là nền tảng của muôn hạnh nên cũng gọi là Bạch tịnh tín tâm (lòng tin trắng sạch). 2. Đại bi tâm, sau khi phát Bạch tịnh tín tâm, lại lập bốn thệ nguyện rộng lớn, tâm này cũng gọi là Hạnh nguyện tâm, Hạnh nguyện bồ đề tâm. 3. Thắng nghĩa tâm, trong các giáo pháp, chọn lựa giáo pháp chân thực. Tâm này cũng gọi là Thâm bát nhã tâm, Thắng nghĩa bồ đề tâm. 4. Đại Bồ đề tâm, ngay lúc quyết định bỏ phần kém, chọn phần hơn, thì chư Phật mười phương liền hiện ở trước mặt để chứng minh, các ma thấy thế sợ mà rút lui. Đại Bồ đề tâm này cũng gọi Tam ma địa bồ đề tâm. Tuy chia ra bốn tâm như trên, nhưng vốn là một thể, cho đến lúc thành quả Phật cũng không giây phút nào rời nhau. Được như thế là nhờ tự hành hóa tha, thế gian xuất thế gian tu tam mật của chư tôn mà ra, nên gọi là Hữu tướng bồ đề tâm. Nhưng vì xưa nay vốn có tướng tức không tướng, cũng như hư không lìa tất cả tướng, nên khế hợp với Vô tướng bồ đề tâm. Trong tông Tịnh độ Nhật bản, ngài Nguyên không có soạn Tuyển trạch bản nguyện niệm Phật tập, cho Bồ đề tâm là tạp hành, nên loại bỏ. Căn cứ vào lí này, phái Trấn tây thuộc tông Tịnh độ mới chia tâm Bồ đề thành Bồ đề tâm Thánh đạo môn và Bồ đề tâm Tịnh độ môn, và cho rằng Bồ đề tâm là Tổng an tâm, Tam tâm (Chí thành tâm, Thâm tâm, Hồi hướng phát nguyện tâm) là Biệt an tâm, vì thế chủ trương cần phải phát tâm Bồ đề. Lại nữa, phái Tây sơn thuộc tông Tịnh độ chia Bồ đề tâm làm Bồ đề tâm hành môn và Bồ đề tâm quán môn, chủ trương không cần Bồ đề tâm hành môn là vì trong Bồ đề tâm quán môn đã đầy đủ tam tâm rồi. Còn Tịnh độ chân tông thì chia Bồ đề tâm thành Tự lực bồ đề tâm và Tha lực bồ đề tâm. Trong hai tâm này, Phật dùng thệ nguyện gốc cho chúng sinh tâm tin ưa, tức là tín tâm chân thực vì tâm nguyện làm Phật (tâm tự lợi nguyện thành Phật), tâm độ chúng sinh (tâm lợi tha cứu độ hết thảy chúng sinh), cho nên gọi là Tha lực bồ đề tâm, Tịnh độ đại bồ đề tâm. [X. kinh Đại phẩm bát nhã Q.9; kinh Hoa nghiêm (bản dịch cũ) Q.9; kinh Ưu bà tắc giới Q.1; Kim cương đính liên hoa bộ tâm niệm tụng nghi quĩ; Đại nhật kinh sớ Q.1, Q.14; Ma ha chỉ quán Q.1 hạ].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Phúc trình A/5630
Nguồn chân lẽ thật
Gọi nắng xuân về
Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...