Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bình đẳng »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bình đẳng








KẾT QUẢ TRA TỪ


bình đẳng:

(平等) Phạm,Pàli: sama. Nghĩa là ngang bằng đều nhau, không cao thấp nông sâu. Chỉ hết thảy hiện tượng cùng chung một tính, hoặc tính không, tính Duy thức, tính tâm chân như. Đối lại với Sai biệt. Như đức Thích tôn đã phủ nhận chế độ giai cấp ở Ấn độ đã có từ thời đại Phệ đà và chủ trương Tứ tính bình đẳng. Trong các kinh luận có rất nhiều tư tưởng và dụng ngữ về bình đẳng, chẳng hạn như cho rằng Tam bảo Phật, Pháp, Tăng và Tâm Phật, chúng sinh trên bản chất đều không có sai khác, cho nên nói là bình đẳng; hoặc hiển bày tướng mạo của bản thể thế giới, gọi là không bình đẳng, Chân như bình đẳng. Lại như kinh Đại bát nhã quyển 409 đã nói rõ về sự bình đẳng giữa Bát nhã ba la mật, Tam ma địa và Bồ tát. Luận Đại trí độ quyển 100, thì thuyết minh lí pháp bình đẳng và Chúng sinh bình đẳng. Kinh Đại nhật quyển 1 thì nói ba mật: thân mật, ngữ mật, ý mật là bình đẳng. Vãng sinh luận chú quyển thượng nói, bình đẳng là thể tướng của các pháp, trí tuệ đã đạt đến thể tướng bình đẳng thì không còn phân biệt, chủ quan và khách quan cũng không sai khác: đây gọi là Trí bình đẳng. Đối với chúng sinh cũng phải coi là đồng đẳng, không phân biệt cao thấp oán thân, đáng được thương xót ngang nhau, vì đều có tính Phật giống như nhau: đây gọi là Chúng sinh bình đẳng. Lại nữa, Phật gọi là bình đẳng giác, Tự tính pháp thân gọi là Bình đẳng pháp thân. Ngoài ra, pháp Nhất thừa biểu thị đại tuệ ngang bằng với trí tuệ của Phật, gọi là Bình đẳng đại tuệ. Yêu thương khắp tất cả không phân biệt, gọi là Bình đẳng đại bi. Tâm đối với tất cả đều bình đẳng, tỏ ngộ chân lí mà không dấy lên cái thấy biết sai khác, gọi là Bình đẳng tâm. Trong ba phép quán Không, Giả, Trung, quán từ Không vào Giả, cũng gọi là Bình đẳng quán, Quán thân mật, ngữ mật, ý mật là bình đẳng không sai khác, gọi là Tam bình đẳng quán. Chẳng kể oán, thân, tất cả đều thương yêu như nhau, gọi là Oán thân bình đẳng. Kinh Hoa nghiêm (bản dịch mới) quyển 53 phẩm Li thế gian nói, Bồ tát có đủ mười thứ bình đẳng: 1. Hết thảy chúng sinh bình đẳng, 2. Hết thảy pháp bình đẳng, 3. Hết thảy cõi nước bình đẳng, 4. Hết thảy tâm sâu xa bình đẳng, 5. Hết thảy thiện căn bình đẳng, 6. Hết thảy Bồ tát bình đẳng, 7. Hết thảy nguyện bình đẳng, 8. Hết thảy Ba la mật bình đẳng, 9. Hết thảy hạnh bình đẳng, 10. Hết thảy Phật bình đẳng. Nếu Bồ tát an trụ nơi pháp này, thì được tất cả pháp bình đẳng vô thượng của chư Phật. Cùng kinh đã dẫn quyển 30 phẩm Thập hồi hướng còn nêu ra 10 thứ bình đẳng, như Nghiệp bình đẳng, Báo bình đẳng v.v... Còn kinh Đại phương đẳng, đại tập quyển 50 cũng nêu ra 10 thứ bình đẳng: Chúng sinh bình đẳng, Pháp bình đẳng, Thanh tịnh bình đẳng, Bố thí bình đẳng, Giới bình đẳng, Nhẫn bình đẳng, Tinh tiến bình đẳng, Thiền bình đẳng, Trí bình đẳng và Nhất thiết pháp thanh tịnh bình đẳng. Nếu chúng sinh có đầy đủ 10 thứ bình đẳng trên đây, thì có thể mau chóng được vào đại thành vô úy. [X. Tạp a hàm Q.20; kinh Đại bát nhã Q.570 phẩm Bình đẳng; kinh Đại bảo tích Q.60; Đại thừa trang nghiêm kinh luận Q.12; Phật địa kinh luận Q.5]. (xt. Sai Biệt).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Hạnh phúc khắp quanh ta


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Chuyển họa thành phúc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...