Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: biệt lí tuỳ duyên »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: biệt lí tuỳ duyên








KẾT QUẢ TRA TỪ


biệt lí tuỳ duyên:

(別理隨緣) Là thuyết duyên khởi của Biệt giáo thuộc tông Thiên thai do ngài Tri lễ đời Bắc Tống ở núi Tứ minh thành lập. Cũng gọi Đãn lí tùy duyên, Nhất lí tùy duyên. Nghĩa căn bản của Biệt giáo là giáo thuyết ba đế (Không, Giả, Trung) theo thứ tự, cho nên khi bàn về Duyên khởi, Biệt giáo chủ trương nguồn gốc của duyên khởi là lí chân như bình đẳng, vượt ra ngoài những hiện tượng, nghĩa là những hiện tượng sai biệt do vô minh tạo ra, chứ không phải đã có sẵn trong lí chân như. Tức lí chân như của Biệt giáo là trung đạo đế trong ba đế, đã xa lìa hai bên Không, Giả. Chân như bình đẳng của Biệt giáo vượt ngoài các hiện tượng sai biệt, là lí cách biệt, nên gọi là Biệt lí; lí này là lí thiên đãn (chỉ lệch về một bên) nên gọi là Đãn lí; trái với hiện tượng sai biệt, lí này là thuần nhất, nên gọi là nhất lí. Đây là đặc trưng của thuyết Duyên khởi của Biệt giáo.Nghĩa chân như tùy duyên vốn đã được thuyết minh trong luận Đại thừa Khởi tín, khi ngài Hiền thủ của tông Hoa nghiêm chú sớ luận Khởi tín mới lấy chân như tùy duyên này làm giới hạn của ba giáo Tiệm, Đốn, Viên trong năm giáo của tông mình, lấy chân như không tùy duyên làm thủy giáo, lấy sự tùy duyên và không tùy duyên của chân như mà phán Quyền giáo, Thực giáo của Đại thừa. Người đã đem thuyết Duyên khởi ứng dụng vào Thiên thai giáo là ngài Trạm nhiên ở Kinh khê, vị tổ thứ 6 của tông Thiên thai. Ngài Trạm nhiên dựa theo thuyết bất biến tùy duyên trong luận Khởi tín mà phán quyết sự khu biệt tùy duyên giữa Biệt giáo và Viên giáo. Về sau, các nhà học giả Thiên thai ứng dụng khuynh hướng luận Khởi tín ngày càng thịnh, nhưng họ không biết sự sai khác giữa Biệt giáo tùy duyên và Viên giáo tùy duyên, mà đều xem cùng là Viên giáo. Nhưng ngài Tứ minh Tri lễ đã từ thuyết Duyên khởi, nói rõ sự sai khác giữa Biệt giáo và Viên giáo, đặc biệt gọi những điều mà Biệt giáo bàn đến là Biệt giáo tùy duyên. Còn đối với chân như của Viên giáo, tính nó vốn đủ các pháp và tạo ra hết thảy pháp, thì gọi là Lí cụ tùy duyên. [X. Thập bất nhị môn chỉ yếu sao Q.hạ; Tứ minh tôn giả giáo hành lục Q.2, Q.3].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...