"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại.
(Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình.
(Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi.
(God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác.
(The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc.
(For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn.
(Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy.
(When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bát nhã kinh điển
KẾT QUẢ TRA TỪ
bát nhã kinh điển:
(般若經典) Gọi chung tất cả kinh điển thuyết minh lí cao sâu của Bát nhã ba la mật. Dịch cũ là Bát nhã ba la mật kinh, dịch mới là Bát nhã ba la mật đa kinh. Có mấy chục bộ, như kinh Đại phẩm bát nhã, kinh Tiểu phẩm bát nhã, kinh Đại bát nhã, kinh Bát nhã tâm, kinh Kim cương v.v... đều thuộc loại này. Về sự truyền bá kinh Bát nhã, ở Ấn độ, sau đức Phật nhập diệt khoảng năm trăm năm, Tiểu phẩm bát nhã đã thịnh hành tại miền bắc Ấn độ, lấy ngài Tu bồ đề làm vị chủ nói pháp, ngài Xá lợi phất cũng thường lên tòa diễn giảng. Về sau, Đại phẩm bát nhã được thành lập, các ngài Xá lợi phất và Tu bồ đề đắp đổi cứu xét lí không. Văn thù bát nhã thì lấy các ngài Văn thù, Ca diếp làm chủ. Các bản Đại phẩm được lưu thông rộng rãi. Từ khoảng sáu trăm năm sau đức Phật nhập diệt trở đi, các phẩm loại bộ hệ đã được thành lập. Về các luận chú thích kinh điển Bát nhã ở Ấn độ, thì sau đức Phật nhập diệt khoảng bảy trăm năm, có các bồ tát Long thụ, Đề bà thuộc học phái Đại thừa Trung quán Không tông soạn các luận. Về Đại phẩm bát nhã, bồ tát Long thụ soạn Ưu bà đề xá mười vạn kệ (tức là luận Đại trí độ do ngài Cưu ma la thập dịch) luận Vô úy, luận Trung quán, luận Thập nhị môn. Bồ tát Đề bà thì soạn luận Quảng bách, luận Bách, luận Bách tự bản kệ v.v... Đối lại với các ngài Long thụ, Đề bà, có các ngài Di lặc, Vô trước thuộc Du già hữu tông. Ngài Di lặc soạn Kim cương bát nhã tụng (Phạm: Aryasina), ngài Vô trước soạn luận chú thích Kim cương bát nhã của ngài Di lặc và luận Thuận trung v.v... Các ngài Thế thân, Thanh biện, Nguyệt xưng v.v... cũng nối tiếp nhau soạn các luận. Kinh điển Bát nhã được truyền dịch ở Trung quốc, thì bắt đầu với kinh Bát nhã đạo hạnh phẩm do ngài Chi lâu ca sấm dịch vào đời vua Linh đế nhà Đông Hán. Về sau sa môn Chu sĩ hành thỉnh được Phóng quang bát nhã tại nước Vu điền. Vào thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều, do quan điểm của các học giả bàn về tông yếu của Bát nhã có khác nhau, mà đã hình thành thuyết sáu nhà bảy tông. Đến khi ngài La thập sang Đông độ (Trung quốc), đúng vào lúc Phóng quang, Đạo hành bát nhã đang thịnh, ngài La thập bèn phiên dịch các Bát nhã Đại Tiểu phẩm, Tâm kinh, Kim cương và Nhân vương v.v... đồng thời, ngài cũng dịch các luận chú thích của bồ tát Long thụ, Đề bà v.v... xiển dương Bát nhã không môn, càng khiến ánh sáng Bát nhã tỏa ra bốn phương rực rỡ. Các vị đệ tử của ngài La thập là Tăng triệu, Đạo dung, Tăng duệ, Đạo sinh v.v... đua nhau tôn sùng Bát nhã, đặc biệt luận Bảo tạng, luận Triệu của sư Tăng triệu đã rút tỉa được nghĩa sâu xa mầu nhiệm nhất của Bát nhã. Rồi học trò của các sư Tăng duệ, Tăng triệu thành lập tông Tam luận, lấy các luận Trung quán, luận Bách, luận Thập nhị môn làm chỗ y cứ. Về bộ hệ của kinh điển Bát nhã, luận Kim cương tiên Q.1, do ngài Bồ đề lưu chi dịch, nêu ra tám bộ Bát nhã: Bộ thứ nhất mười vạn kệ (Đại phẩm), bộ thứ hai hai vạn năm nghìn kệ (Phóng quang), bộ thứ ba một vạn tám nghìn kệ (Quang tán), bộ thứ tư tám nghìn kệ (Đạo hành), bộ thứ năm bốn nghìn kệ (Tiểu phẩm), bộ thứ sáu hai nghìn năm trăm kệ (Thiên vương vấn), bộ thứ bảy sáu trăm kệ (Văn thù), bộ thứ tám ba trăm kệ (Kim cương bát nhã). Sáu trăm quyển Đại bát nhã do ngài Huyền trang dịch chính là đại thành của Bát nhã căn bản và Bát nhã tạp bộ. Đại bát nhã là gốc, còn các bát nhã khác, đều là Bát nhã ngọn được rút riêng từ các hội Bát nhã gốc. (xt. Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh).
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận
Thắp ngọn đuốc hồng
Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...