Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bát định »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bát định








KẾT QUẢ TRA TỪ


bát định:

(八定) Tám định. Định, có nghĩa thu nhiếp tâm tán loạn mà đưa nó về trạng thái lặng yên bất động. Cõi Sắc, cõi Vô sắc, ở mỗi cõi có bốn định, vì thế gọi là tám định. 1. Sơ thiền thiên định (định ở trời Thiền đầu), nghĩa là khi người tu tập thiền định ở cõi Dục, chợt thấy thân tâm lắng yên, hơi khe khẽ động, như mây như bóng. Lại cảm biết hơi thở ra vào qua khắp các lỗ chân lông trên toàn thân, vào không tích tụ, ra không phân tán, gọi là Sơ thiền thiên định. 2. Nhị thiền thiên định (định trời Thiền hai); nghĩa là đã được định Sơ thiền thiên rồi, tâm chán Sơ thiền, chán giác quán động tán, nhân đó thu tâm vào định, giác và quán liền diệt, điềm nhiên lặng yên. Nhờ vậy, niềm vui của thắng định phát sinh. Cũng như người từ căn phòng tối tăm đi ra, trông thấy mặt trời mặt trăng sáng rỡ, quang đãng trong suốt, gọi là Nhị thiền thiên định. 3. Tam thiền thiên định (định trời Thiền ba), nghĩa là đã được định Nhị thiền thiên rồi, lại chán Nhị thiền, Tâm vui mừng xung động, làm cho định không bền chắc, nhân đó, thu tâm quán xét kĩ, lòng mừng liền diệt, từ đó lặng yên vào định, niềm vui liên miên phát ra từ trong tâm. Pháp lạc tăng thêm, tràn khắp trong thân, là niềm vui bậc nhất trong thế gian, gọi là Tam thiền thiên định. 4. Tứ thiền thiên định (định trời Thiền bốn), nghĩa là đã được định Tam thiền rồi, lại thấy niềm pháp lạc ở Tam thiền làm cho tâm nhiễu loạn, không được thanh tịnh, bèn sinh chán lìa, cố gắng không ngừng được an ủi, hơi thở ra vào dứt bặt, lâng lâng trong sáng như gương, như nước lắng trong, chiếu soi vằng vặc, muôn tượng đều hiện, dứt mọi vọng tưởng, chính niệm kiên cố, gọi là Tứ thiền thiên định. 5. Không xứ thiên định, Không tức là hư không. Đã được định Tứ thiền thiên rồi, nhưng chán nỗi thân tâm còn bị ràng buộc, không được tự tại, bèn vận dụng thêm công sức, quán xét thân mình cũng như lụa là, trong ngoài thông suốt, một lòng nghĩ không. Chỉ thấy hư không, không thấy sắc tướng, tâm mình sáng trong, tự tại vô ngại, như chim ra khỏi lồng, tự do tự tại, gọi là Không xứ thiên định. 6. Thức xứ thiên định. Thức, hàm ý là tâm. Nghĩa là đã được định Không xứ thiên rồi, liền dùng thức tâm duyên khắp hư không, mà hư không thì không có bờ bến. Vì không có bờ bến, nên tâm định lại tán, do đó, lại bỏ hư không, chuyển tâm duyên theo thức, cùng thức ứng nhau, tâm định chẳng động. Thức ở hiện tại, quá khứ, vị lai, tất cả đều hiện trong định, ứng hợp với định, tâm không phân tán. Định này yên ổn, trong sạch tĩnh lặng, gọi là định Thức xứ thiên. 7. Vô sở hữu xứ thiên định (định không có nơi chốn). Nghĩa là lìa không xứ, thức xứ ở trên, nên gọi là vô sở hữu xứ. Đã được định thức xứ thiên rồi, dùng tâm duyên với thức ở ba đời hiện tại, quá khứ, vị lai, vô lượng vô biên, như thế có thể làm hỏng định, nên chỉ có chỗ không có tâm thức, tâm không chỗ nương tựa, mới là yên ổn. Do đó, liền bỏ thức xứ mà buộc tâm vào vô sở hữu xứ, tinh cần không biếng nhác, một lòng lắng trong, tuyệt nhiên vắng lặng, không khởi các tưởng, gọi là định Vô sở hữu xứ thiên. 8. Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên định (định không phải tưởng không phải chẳng tưởng). Nghĩa là thức xứ ở trước là có tưởng. Đến đây, bỏ hữu tưởng ở trước, gọi là Phi tưởng; bỏ vô tưởng ở trước gọi là Phi phi tưởng. Vì đã được định Vô sở hữu xứ thiên rồi, lại cảm thấy nơi ấy như dại như say, như ngủ như ám, do vô minh che lấp, không còn biết gì, như thế chẳng đáng ưa thích. Vì vậy, một lòng tinh chuyên, thường niệm chẳng có chẳng không, thì định vô sở hữu xứ liền diệt. Lại cố gắng không ngừng, hốt nhiên phát ra định chân thực, không còn thấy tướng hữu vô, an nhiên rỗng lặng, thanh tịnh vô vi, không thấy tướng định trong ba cõi, gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên định. [X. luận Câu xá Q.28; Thích thiền ba la mật thứ đệ pháp môn Q.9].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Bi Hoa


Thắp ngọn đuốc hồng


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Kinh Kim Cang

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...