Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bất cộng hứa »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bất cộng hứa








KẾT QUẢ TRA TỪ


bất cộng hứa:

(不共許) Không cùng thừa nhận. Tiếng dùng trong Nhân minh. Hứa, hàm có nghĩa là đồng ý, thừa nhận. Trong luận thức Nhân minh, điều kiện lập luận không được cả đôi bên người lập luận và người vấn nạn đều đồng ý thừa nhận, thì gọi là Bất cộng hứa. Đứng về phương diện Tông y (chủ từ và khách từ của Tông) mà bàn, trong trường hợp Cộng tỉ lượng (sự suy lí được cả người lập luận và người vấn nạn đều thừa nhận), thì hai Tông y đều phải được cả đôi bên đồng ý (cộng hứa). Còn trong trường hợp Tự tỉ lượng (luận thức chỉ do người lập luận thừa nhận), hoặc Tha tỉ lượng (luận thức chỉ do người vấn nạn thừa nhận), thì có thể cả đôi bên không đồng ý. Bất cộng hứa (không cùng thừa nhận) và Cộng bất hứa (cùng không thừa nhận), ý nghĩa có khác nhau. Người lập luận và người vấn nạn đều không thừa nhận, hoặc một bên thừa nhận, một bên không, đều là Bất cộng hứa, cho nên Cộng bất hứa chỉ là một thứ Bất cộng hứa. Thế nhưng, để phân biệt, Nhân minh gọi việc cả đôi bên không thừa nhận là Lưỡng câu bất hứa (đôi bên đều không thừa nhận), còn gọi một bên thừa nhận, một bên không thừa nhận là Tùy nhất bất hứa (theo một bên không thừa nhận). Tùy nhất bất hứa lại chia làm hai thứ: 1. Người lập luận không thừa nhận, còn người vấn nạn thừa nhận, gọi là Tự tùy nhất bất hứa (theo bên mình không thừa nhận). 2. Người lập luận thừa nhận mà người vấn nạn không thừa nhận, thì gọi là Tha tùy nhất bất hứa (theo bên người khác không thừa nhận). Cộng hứa (cùng đồng ý) tức là rất thành. Tự tùy nhất bất hứa (mình không đồng ý mà người đồng ý), nếu đứng về phương diện người đồng ý mà nói, thì có thể gọi là Tha cực thành (người rất thành). Tha tùy nhất bất hứa (mình đồng ý mà người không đồng ý), thì cũng như trường hợp ở trên, có thể gọi là Tự cực thành (mình rất thành). Người lập luận và người vấn nạn cùng đồng ý về Tiền trần (đoạn trước của Tông) là có thực, gọi là Hữu thể; cả đôi bên cùng đồng ý về Hậu trần (đoạn sau của Tông) là có thực, thì gọi là Hữu nghĩa. Đôi bên không cùng thừa nhận Tiền trần có thực, gọi là Vô thể, không cùng thừa nhận Hậu trần có thực, thì gọi là Vô nghĩa. Thể và Nghĩa ý nghĩa như nhau, chỉ vì vị trí của chúng khác nhau mà phân biệt là thể, nghĩa. Bất cộng hứa đã được chia làm Lưỡng câu bất hứa và Tùy nhất bất hứa, thì Vô thể và Vô nghĩa cũng phải chia làm hai thứ: 1. Lưỡng câu vô thể hoặc vô nghĩa (cả hai đều không có thể hoặc không có nghĩa). 2. Tùy nhất vô thể hoặc vô nghĩa (theo một bên không có thể hoặc không có nghĩa). Tùy theo một bên không có thể hoặc không có nghĩa là giống nhau, tên gọi có, không tuy trái nhau, nhưng sự kiện được ám chỉ thì là một, chỉ vì nhận xét theo góc độ bất đồng, nên tên gọi có khác. Cả đôi bên, tùy theo một bên, không có thể, không có nghĩa, tuy bày tỏ cùng đồng ý, một bên đồng ý, một bên không, nhưng chưa nêu rõ giữa người lập luận và người vấn nạn, ai đồng ý, ai không đồng ý, cho nên có thể không thể và có nghĩa không nghĩa nên chia làm bốn loại: 1. Cả người lập luận và người vấn nạn đều thừa nhận có thực, thì gọi là Lưỡng câu hữu thể hoặc hữa nghĩa. 2. Cả đôi bên đều không thừa nhận là có thực, thì gọi là Lưỡng câu vô thể hoặc vô nghĩa. 3. Người lập luận thừa nhận có thực mà người vấn nạn không thừa nhận, gọi là Tự hữu tha vô thể, hoặc Tự hữu tha vô nghĩa (mình có thể, người không có thể, hoặc mình có nghĩa, người không có nghĩa). 4. Người vấn nạn thừa nhận có thực mà người lập luận không thừa nhận, thì gọi là Tha hữu tự vô thể, hoặc Tha hữu tự vô nghĩa (người có thể mình không có thể, hoặc người có nghĩa mình không có nghĩa). [X. luận Nhân minh nhập chính lí; Nhân minh nhập chính lí luận ngộ tha môn thiển thích]. (xt. Cộng Hứa Pháp, Nhân Minh, Cực Thành).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Ai vào địa ngục


Gọi nắng xuân về

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...