Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không.
(The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn.
(Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng.
(We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì.
(It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó.
(Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bản vô tông
KẾT QUẢ TRA TỪ
bản vô tông:
(本無宗) Đứng đầu Lục gia Thất tông thuộc Bát nhã học ở thời Đông Tấn. Thuyết Bản vô, nói theo nghĩa rộng, gần như có thể được coi là tên gọi khác của Bát nhã học. Từ thời Ngụy, Tấn trở đi, thuyết Bản vô được nhiều người dùng, nhất là các nhà Bát nhã học, nhưng cũng nêu lên nhiều nghĩa khác nhau. Bộ luận Lục gia thất tông do Đàm tế soạn đã mất, chỉ còn nhờ các truyện kí và chú sớ của luận này mà tìm hiểu nguyên do các thuyết. Cứ theo Danh tăng truyện sao Đàm tế truyện dẫn dụng văn trong luận Lục gia Thất tông nói (Vạn tục 134, 18 thượng), thì: Trước khi nguyên khí nung đúc thì chỉ là trống không mà thôi, đến khi nguyên khí nung hóa thì muôn tượng có hình, hình tuy được hóa, nhưng cái gốc tạm hóa lại từ tự nhiên, tự nhiên như thế, nào có ai tạo tác đâu?! Do đó mà nói, vô ở trước nguyên hóa, vô là đầu các hình, vì thế gọi là Bản vô, chứ không phải nói trong cái khoảng rỗng không có thể sinh ra vạn hữu. Tông này nhận rằng, thế giới ở trong trạng thái tự nhiên không, vô, rồi do nguyên khí biến hóa mà thành, cho nên nói là Bản vô, chứ không thể bảo vạn hữu từ trong cái không, vô sinh ra. Thời nam triều Trần, trong Triệu luận sớ, sư Tuệ đạt ở chùa Tiểu chiêu đề, đã chỉ rõ rằng, những lời trên đây là do Đạo an nói, trong Trung quán luận sớ, Cát tạng cũng đồng quan điểm, như vậy, thuyết này không còn nghi ngờ gì nữa. Kế đó, trong Trung quán luận sớ nói, Bản vô là Tăng duệ gọi tính không, hàm ý là bản tính của các pháp vốn rỗng lặng, cũng tức là ý tính không duyên khởi, duyên khởi vô tính. Đây là chủ trương chẳng có, có tức không, chẳng không, không cũng không, mà Phật giáo gọi là Ác thủ không, vì chẳng những cho cái có là không, mà cả cái không cũng là không nốt. Tăng triệu cho chủ trương ấy không phù hợp với tư tưởng Bát nhã, bèn bài xích nghĩa Bản vô trong luận Bất chân không Q.3, nhưng Trung quán luận sớ bảo cái bị bài xích là Bản vô dị tông, chứ không phải cái học của Đạo an. Từ thời Lục triều trở đi, ai cũng nhận Đạo an là người giữ gìn giáo lí Bát nhã, đồng thời, cũng là trọng tâm, của Bát nhã học. [X. Hán ngụy lưỡng tấn nam bắc triều Phật giáo sử (Thang tích dư)].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Em Là Vì Sao Sáng
Kinh Di giáo
Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt
Dưới cội Bồ-đề
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...