Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn.
(Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi.
(Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn.
(Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình.
(The opinion which other people have of you is their problem, not yours.
)Elisabeth Kubler-Ross
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình.
(A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim.
(To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy.
(When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: ban thiền lạt ma
KẾT QUẢ TRA TỪ
ban thiền lạt ma:
(班禪喇嘛) Tên Tây tạng:Paị-chen-lama. Nhà cải cách Phật giáo Tây Tạng là Tôn Khách Ba, người đã sáng lập phái Hoàng mạo (phái mũ vàng), có hai đệ tử lớn là Căn Đôn Châu Ba và Khải Châu mỗi người đều tự thành lập hệ thống riêng của mình, và đời đời dùng hô tất lặc hãn (ý là hóa thân) để chuyển sinh, đó tức là Đạt lại lạt ma và Ban thiền lạt ma, loại tư tưởng Phật sống chuyển sinh này chỉ có Phật giáo Tây Tạng đặc biệt phát triển. Từ Đạt lại lạt ma đời thứ 5 là A vượng la bốc tàng gia mục thác (Tạng: Gu zfìkhan) nắm quyền chính trị và tôn giáo trên toàn nước Tây Tạng, sau khi đã xác lập chủ quyền tối cao chính trị tôn giáo hợp nhất, Đạt lại lạt ma bèn trở thành Thủ trưởng của phái mũ vàng, thống suất hơn ba nghìn mấy trăm ngôi chùa và khoảng ba bốn mươi vạn tăng lữ. Còn giáo chủ của giáo đoàn thuộc hệ thống chuyển sinh Khải Châu là Ban thiền lạt ma, tuy là một trong hai Phật sống lớn, nhưng về phương diện chính trị, thì chỉ nắm chính quyền ở địa phương mà thôi. Ban thiền, có nghĩa là nhà trí tuệ lớn, nhà bác học lớn; lạt ma, có nghĩa là người trên (thượng nhân). Vào năm Thuận trị thứ 2 (1645) đời vua Thế tổ nhà Thanh, Cố Thủy Hãn, Thủ lãnh của Mông cổ hòa thạc đặc bộ cai trị Vệ và Tạng, suy tôn người đệ tử thứ tư của Tôn Khách Ba Là La Tang Khước Tiếp làm Ban thiền bác khắc đa (bác khắc đa là tiếng Mông cổ, là tiếng tôn xưng người anh tài xuất chúng) và mời trụ trì chùa Trát Thập Luân Bá, đồng thời, cắt bộ phận Hậu tạng sát nhập vào quản hạt của La tang, đó là Ban thiền đời thứ tư (ba đời trước đó do người Hậu tạng suy tôn). Đến Ban thiền đời thứ 5, vua Thánh Tổ nhà Thanh phong hiệu là: Ngạch nhĩ đức ni (Ertini hoặc Erdeni), hàm ý là sáng sủa, sáng rỡ. Người Tây tạng bảo Ban thiền là hóa thân của Kim cương, hoặc là hóa thân của Phật A Di Đà. Đại đô của Ban thiền qua các đời đều đóng ở chùa Trát Thập Luân Bá (Tạng: Bkra-zis Ihum-po) thuộc Nhật khách tắc, Hậu tạng. Dưới đây là pháp danh và năm sinh năm mất của các đời Ban thiền: Đời thứ 1, Khải Châu (Tạng: Mkhas-rab-rje. 1385-1438), đời thứ 2, Tỏa Lãng Tiếp Ngang (Tạng:Bsodnams-phyogs-glan, 1439-1504) đời thứ 3, Ân Soái Ba (Tạng:Dben-sa-pa, 1505-1556), đời thứ 4, La Tang Khước Tiếp (Tạng:Blobzaí-chos-kyi rgyal-mtshan, 567-1662), đời thứ 5 La Tang Ích Tây (Tạng: Blo-bzaí ye-zes, 1663-1737), đời thứ 6 Ban Hưu Ích Hi (Tạng:Dpal-ldan ye-zes, 1738-1779), đời thứ 7 Đăng Tất Ni Ma (Tạng: Blo-bzaí bstan-pahi ĩi-ma 1781-1852), đời thứ 8 Đăng-tất-vương-tu (Tạng: Chos-kyigrags-pa bstan-pa#i lban-p#yug, 1854- 1882), đời thứ 9 La Tang Khước Kinh (Tạng: Blo-bzaí thub - bstan chos-kyi ĩi-ma, 1883-1935), đời thứ 10 Cung Bảo Từ Đan (Tạng: Blo-bzaí phrin-las lhum - grub 1938 -). Mối quan hệ giữa Ban-thiền và Đạt-lại chẳng phải hoàn toàn tốt đẹp, như Ban thiền đời thứ 9 là La tang khước kinh đã từng ở lâu tại nội địa Trung Quốc, mãi đến Đạt lại lạt ma đời thứ 13 là A Vượng La Bốc, truyền ra từ Đơn gia mục thác ngạc hao, đất Tây Tạng, La Tang Khước Kinh mới trở về Tây Tạng, nhưng đã qua đời trên đưòng về. Năm 1944, Ban thiền đời thứ 10 là Cung bảo từ đan bị đưa đến Hậu tạng, chủ quyền thay đổi. Sau khi Tây tạng bị xâm chiếm, toàn quốc đã trở thành một trong các chính quyền địa phương của Cộng sản Trung Quốc, Đạt lại lạt ma đời thứ 14 lưu vong sang Ấn Độ, còn Ban thiền lạt ma thì giữ thái độ dung hòa với Cộng sản để tỏ bày cái lập trường vi diệu của sự phát triển Phật giáo Tây Tạng từ xưa đến nay. [X. Mông Tạng Phật giáo sử (Diệu chu); Thế giới Phật giáo thông sử thượng sách (Thánh nghiêm); Thánh vũ khí đệ ngũ quốc triều phủ tuy Tây tạng kí thượng; L.A.Waddell: Lhasa and its mysteries; W.W.Rockhill: The Dalai Lamas of Lhasa anh their relations with the Manchu Emperors of China].
Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển, xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 1200 trang - 54.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 1200 trang - 45.99 USD
BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER) 728 trang - 29.99 USD
BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK) 728 trang - 22.99 USD
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...