Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bản sự »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bản sự








KẾT QUẢ TRA TỪ


bản sự:

(本事) I. Bản sự. Phạm: iti vfttaka, ityuktaka;Pàli: itivuttaka. Phiên âm là Y đế viết đa già, Y đế mục đa già, Y đế việt đa già, Nhất mục đa ca, Nhất trúc đa. Là một trong chín bộ kinh, một trong mười hai bộ kinh. Có hai nghĩa: 1. Nếu là tiếng Phạmiti-vfttaka, thì là việc như thế, được dịch là Xuất nhân duyên, Bản sự kinh, Bản sự thuyết, tức trình bày tường thuật những sự tích nhân duyên của Phật và đệ tử Phật trong các kiếp quá khứ. 2. Nếu là tiếng Phạmity-uktaka, thì là nói như vầy, được dịch là Như thị ngữ kinh, Thử sự quá khứ như thị. Loại sau là chỉ các kinh bắt đầu bằng câu Phật như thị (tư) ngữ (Phật nói như vầy). Trong phần thứ tư của Tiểu bộ kinh thuộc ba tạng Pàli, thu tập tất cả một trăm mười hai kinh, tức là các kinh Như thị ngữ (Itivuttaka), tính chất cũng tương đương với kinh Như thị ngữ được nói trong luận Đại trí độ quyển 33. [X. luận Du già sư địa Q.8; luận Đại tì bà sa Q.126; Đại thừa nghĩa chương Q.1; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1 phần đầu]. (xt. Như Thị Ngữ Kinh). II. Bản sự. Gồm bảy quyển. Là Bản sự kinh nói tắt. Do ngài Huyền trang dịch vào đầu năm Vĩnh huy (650) đời Đường. Thu vào Đại chính tạng tập 17. Có ba Pháp phẩm, Pháp phẩm 1 có sáu mươi kinh, Pháp phẩm 2 có năm mươi kinh, Pháp phẩm 3 có hai mươi tám kinh, cộng tất cả là một trăm ba mươi tám kinh. Các kinh Như thị ngữ hiện còn trong kinh điển Pàli, tính chất rất gần gũi với nội dung kinh này, các học giả hiện đại phần nhiều cho rằng, hai kinh này cùng xuất phát từ một nguồn, duy kinh Như thị ngữPàli, gồm bốn thiên, có một trăm mười hai kinh so với kinh Bản sự này, thì thiếu mất hai mươi sáu kinh. Lại Bản sự trong mười hai bộ kinh, về nguyên ngữ, có hai ý: 1. Là kinh điển thu tập các sự tích bản sinh của Phật hoặc đệ tử Phật ở các kiếp quá khứ. 2. Chỉ các kinh điển bắt đầu bằng câu Phật như thị ngôn thuyết (Phật nói như thế đó). Tuy nhiên, kinh Bản sự này, về nội dung, đều chỉ lấy Như thị ngữ làm sự khởi kết của mỗi kinh, về mặt kết cấu thì lấy sự tăng gia theo thứ tự pháp số làm nền tảng, chứ chưa bao hàm bất cứ sự tích bản sinh nào. Trong hệ thống kinh điển Hán dịch, trước nay đều cho kinh này thuộc kinh điển A hàm, các học giả hiện đại thậm chí còn thừa nhận kinh này được thành lập sớm nhất trong các kinh điển A hàm, hay ít ra cũng đã rất xưa. Lại đại sư Trí húc đời Minh cho rằng, cứ xem nội dung giáo pháp cho thấy thì kinh này phải thuộc kinh Tạp a hàm, nhưng đại đa số học giả hiện nay, căn cứ vào thể tài tăng gia pháp số trong kinh, mà chủ trương kinh này phải thuộc kinh Tăng nhất a hàm. Lại cứ theo Khai nguyên thích giáo lục quyển 18 chép, thì ngoài kinh này ra, còn có kinh bản sự một quyển, nhưng vì lời văn lặt vặt lộn xộn, ý nghĩa hời hợt lông bông (Đại 55, 678 trung), nên xưa nay đều cho là kinh giả. [X. Đại đường nội điển lục Q.5; Kim cổ dịch kinh đồ kỉ Q.4; Khai nguyên thích giáo lục Q.8; Trinh nguyên tân định thích giáo mục lục Q.28; Nam bắc lưỡng truyền đích bản sự kinh (Độ biên hải húc, Hồ nguyệt toàn tập thượng quyển)].


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hai Gốc Cây


Phúc trình A/5630


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...