Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)

Trang chủ »» Danh mục »» Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bản sinh kinh »»

Đại từ điển Phật Quang »» Đang xem mục từ: bản sinh kinh








KẾT QUẢ TRA TỪ


bản sinh kinh:

(本生經) Bản sinh,Phạm,Pàli:jàtaka.Dịch âm là Xà đa già, Xà đà già, Xã đắc ca, dịch ý là Bản khởi, Bản duyên, Bản sinh đàm. Nói tắt là Sinh. Là một trong chín bộ kinh, một trong mười hai bộ kinh. Nội dung kinh điển Phật có thể chia làm chín thể loại, mười hai thể loại, gọi là chín bộ kinh, mười hai bộ kinh, kinh bản sinh tức là một thể loại trong đó. Chủ yếu ghi chép tường thuật các sự tích của đức Thích ca trong các kiếp quá khứ đã sinh làm nhiều loại thân hình và thân phận khác nhau mà tu hành đạo Bồ tát. Trong đó cũng gồm có những sự tích bản sinh liên quan đến các đệ tử như bồ tát Di lặc, và chư Phật như Phật A di đà. Trong kinh tạngPàli, ngoài bốn bộ Ni kha da (Pàli: nikàya, tương đương với A hàm Hán dịch), còn có bộ thứ năm là Tiểu bộ kinh (Pàli: Khuddaka nikàya), gồm mười lăm kinh điển, trong đó, kinh thứ 10 thu chép các loại sự tích bản sinh, miêu tả tường thuật đức Thích ca đã mang những thân hình quốc vương, thầy Bà la môn, lái buôn, đàn bà, và các loại động vật như voi, vượn, hươu, gấu v.v... , hoặc cứu chúng sinh qua khỏi tai nạn hiểm nguy, hoặc vì cầu Pháp mà tinh tiến tu hành các thiện nghiệp công đức. Toàn bộ có tất cả năm trăm bốn mươi bảy (hoặc bảo năm trăm bốn mươi sáu) loại sự tích bản sinh, phần nhiều viết bằng hai thể văn xuôi và văn vần, đồng thời, lại căn cứ theo thiên, đoạn dài ngắn hoặc số kệ tụng nhiều ít mà chia làm hai mươi hai tập (Pàli: nipàta, thiên), trong đó, tập thứ nhất đến tập thứ tám còn lập riêng tên phẩm. Tính chất của kệ trường thiên là sự tích bản sinh độc lập, đầu cuối nhất quán; kệ ngắn thì là những lời vàng nhắm mục đích cảnh tỉnh người đời, cũng như một loại đồng dao, phần nhiều không giống với thể văn sự tích bản sinh phổ thông. Cả hai đều không phải đã lấy kệ trong Bản sinh chú làm căn cứ, mà chỉ thu dụng đại ý trong các sự tích bản sinh mà thôi. Trong kinh đầy dẫy tinh thần hi sinh: giáo chỉ đại bi lợi tha của Phật giáo Đại thừa có lẽ cũng đã phôi thai từ đó; lại sáu pháp Ba la mật e cũng đã từ các loại bản sinh đàm này mà được phân loại và tổ chức thành các hạnh Bồ tát ấy chăng? Kinh Bản sinh vănPàli được biên tập thành sách vào khoảng thế kỷ thứ III trước Tây lịch, không rõ tác giả, có lẽ người bấy giờ đã dựa vào những truyện cổ tích lưu hành ở đương thời làm mẫu, rồi dung hoà thêm sắc thái Phật giáo mà thành. Đến thế kỉ thứ XIX, nhà học giả Đan mạch là Hào tư bối nhĩ (Fausbôll, Micheal Viggo), đã bỏ công sức ra trong hai mươi năm (1877 - 1897), so sánh, đối chiếu kĩ càng các bản viết của kinh Bản sinh vănPàli tại các nước Tích lan, Miến điện, cộng có sáu quyển, quyển đầu lại thêm cả truyện Phật do ngài Phật âm trứ tác, rồi cho ấn hành, đã có ảnh hưởng rất lớn đối với giới học Phật phương Tây. Ngoài tạng kinh Pàli ra, các sự tích bản sinh còn được thấy trong các tác phẩm văn học tiếng Phạm, như Cố sự tập (Phạm: Paĩcatantra, dịch âm: Ngũ đát đặc la), Cố sự tổng hối (Phạm:Kathàsarisàgara), và Bản sinh man (Phạm: Jàtakamàlà). Trong mười hai bộ kinh, các kinh điển Hán dịch thuộc loại kinh Bản sinh thì có: Lục độ tập kinh, Sinh kinh, Thí dụ kinh, Hiền ngu kinh, Tạp bảo tạng kinh, Soạn tập bách duyên kinh, Bồ tát bản hành kinh, Bồ tát bản duyên kinh, Bồ tát bản sinh man luận v.v... Trong đó, Bồ tát bản sinh man luận là do sư Tuệ tuân đời Bắc Tống dịch từ tác phẩm Bản sinh man bằng tiếng Phạm, cộng có ba mươi tư loại sự tích Bản sinh, dịch thành mười sáu quyển. Ngoài ra, trừ những bản in bằng các thứ văn được ghi ở trên mà đến nay đã ngưng ra, tại các nước Tích lan, Miến điện, Thái lan, kinh Bản sinh cũng được xuất bản, nhưng chỉ có nguyên văn mà thôi. Còn tại Nhật bản và châu Âu, thì kinh Bản sinh được xuất bản chung với bản dịch Bản sinh chú hợp làm một. Sự tích bản sinh của đức Thích tôn từ ngàn xưa đã được sùng tín một cách sâu xa, dân chúng phổ thông cũng rất thích dùng làm đề tài cho hội họa và điêu khắc, cho nên các di tích mĩ thuật Phật giáo có liên quan đến sự tích bản sinh của đức Phật đã được thấy rải rác tại Ấn độ, Trung quốc và các nước vùng Nam hải. Đồng thời, sự tích bản sinh, song song với sự phát triển của Phật giáo, cũng lưu truyền một cách rộng rãi, và truyền cả đến các nước phương Tây, trở thành nền văn học thông tục có tính quốc tế, và nguồn gốc của sự giáo huấn đạo đức. Những ngụ ngôn của Y sách (Esop) tại cổ Hi lạp, những sự tích đồng thoại trong Thiên phương dạ đàm, văn học ngụ ngôn của A lạp bá (Arabia), tức cũng đã có mối quan hệ uyên nguyên sâu xa với kinh Bản sinh của Phật giáo. Sự tích bản sinh cũng thấy rải rác trong các tác phẩm Kim tích vật ngữ, Vũ tích thập di vật ngữ của Nhật bản. Có thể nói, đứng về phương diện nghiên cứu ngọn nguồn và sự truyền bá của nền văn học thế giới, văn học tỉ giảo và lịch sử giao lưu mà nói, kinh Bản sinh đã chiếm một địa vị và giá trị cực kì trọng yếu. [X. kinh Đại ban Niết bàn (bản Nam) Q.14; Thiện kiến luật tì bà sa Q.1, Q.2; luận Đại tì bà sa Q.1; luận Đại trí độ Q.33; luận Du già sư địa Q.25; Đại đường tây vực kí Q.3; Rhys Davids: Buddhist India; M. Winternitz: Geschichte der indischen Literature, Bd. II; B. C. Law: A History of Pàli Literature]. (xt. Bản Sinh Đồ, Bản Sinh Man).


Nếu muốn duyệt qua từng vần trong từ điển,
xin nhập vào ô dưới đây vần tương ứng. Ví dụ: A, B, C...

Nhập vần muốn tra:
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.18.87 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (85 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - ... ...